Ngài có vẻ người khôi ngô, mắt sáng như chớp, dáng đi như cọp, trí dũng song toàn, sức mạnh cử đỉnh – như lời sử cũ mô tả. Thuộc dòng dõi Hào trưởng đất Đường Lâm (Sơn Tây - Hà Nội), ngài sinh năm 898. Bấy giờ là cuối đời nhà Đường ở phương Bắc sang đô hộ nước Việt. Thủ lĩnh các địa phương đều tranh thủ thời cơ, lăm lăm nổi dậy, đuổi giặc cứu nước. Nghe tin ở Dương Xá (Ái Châu – Thanh Hóa), Hào trưởng Dương Đình Nghệ là người có chí lớn, thế lực mạnh, Ngài (Đức Vương Ngô Quyền) bèn vào theo. Và được họ Dương mến chuộng, nhận làm nha tướng, lại gả con gái cho.
Giá vé chuyến Rạch Giá - Phú Quốc
Giá vé tàu giữa hai hãng Superdong và Phú Quốc Express cũng không chênh lệch nhau nhiều. Giá vé khi đi bằng phà sẽ rẻ hơn, tuy nhiên chỉ có hai chuyến/ngày từ Rạch Giá, các bạn tham khảo ở bảng phía dưới nhé:
Phuquoctrip.com là đại lý vé tàu và phà uy tín, liên kết với tất các hãng tàu đến Phú Quốc nên các bạn có thể an tâm khi ĐẶT VÉ TÀU PHÚ QUỐC tại trang web của chúng mình nhé!
Lịch trình tàu tuyến từ Rạch Giá đến Phú Quốc
Chuyến tàu cao tốc khởi hành sớm nhất lúc 7h00, chuyến tàu cao tốc muộn nhất là lúc 13h45. Phà thì chỉ có hai chuyến trong một ngày vào lúc 8h00 và 12h50 của hãng phà Thạnh Thới.
Nên mua vé xe để đến được bến tàu Rạch Giá sớm trước 30 phút hoặc 45 phút trước giờ tàu chạy nhé. Lịch trình của tàu cao tốc Rạch Giá Phú Quốc tại đây:
Bến tàu Rạch Giá Phú Quốc ở đâu?
Bến tàu Rạch Giá nằm tại vòng xoay đường 3/2 giao với đường Lý Thường Kiệt, bên cạnh cống sông Kiên (cây cầu có những cây cột có mũi nhọn như trong hình), Phường Vĩnh Thanh, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
Bến tàu Rạch Giá hay còn gọi là cảng thủy nội địa Rạch Giá, là cảng biển lớn nơi xuất phát đi các hòn đảo nhỏ cực nam của tổ quốc như Phú Quốc, Nam Du, Thổ Chu, hòn Sơn, hòn Tre.
Lượng khách xuất phát từ cảng Rạch Giá rất lớn và đều tăng hằng năm. Năm 2020 có khoảng 1 200 000 lượt khách và dự đoán đến năm 2030 sẽ có khoảng 2 300 000 lượt khách. Bến tàu Rạch Giá đang được quy hoạch diện tích gần 35 héc ta, bao gồm các bến tàu/phà, bãi đậu xe, khu thương mại, khu shophouse,... Phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, đặc biệt là du lịch Phú Quốc.
Những hàng hóa, thực phẩm, nhu yếu phẩm vận chuyển đến Phú Quốc chủ yếu đều bằng tàu và phà qua hai cảng biển Rạch Giá và Hà Tiên.
Lưu ý khi đến bến tàu Rạch Giá Phú Quốc và khi đi tàu
- Tàu cao tốc di chuyển với tốc độ cao nên tàu dễ rung lắc và bạn sẽ dễ bị say sóng. Phà có tốc độ di chuyển chậm hơn nên sẽ êm hơn, những bạn nào bị say sóng, hoặc vào mùa mưa Phú Quốc (còn gọi là mùa biển động) thì các bạn nên đi phà nhé. Bạn có thể nhờ tư vấn viên đặt vé về phía đuôi tàu cao tốc để bớt lắc lư hơn nhé.
- Có bến xe Rạch Giá rất gần với bến tàu tuy nhiên hiện nay bến xe chính là bến xe Rạch Sỏi, cách bến tàu khoảng 10km. Do đó, khi các bạn đặt vé xe thì nên hỏi trước hãng có xe trung chuyển hay không, để đỡ mất thêm phí và thời gian tìm xe di chuyển tới cảng tàu.
- Phương tiện tàu thuỷ neo đậu tại đây rất nhiều, bạn nên chú ý số cổng ra vào và số hiệu tàu trên vé để không bị nhầm tàu ở đây nhé!
- Bạn nên đến trước từ 30 phút đến 45 phút để chuẩn bị và có thời gian để xử lý tình huống phát sinh. Mang theo giấy tờ tùy thân bên người nữa nha.
- Các bạn nên giữ hành lý của mình cẩn thận. Nếu có người đi cùng thì nhờ trông hộ và mang đồ cần thiết theo như ví tiền, điện thoại.
- Đừng quên khai báo y tế và đeo khẩu trang liên tục nha. Chuẩn bị cho mình một chai nước rửa tay khô cũng là điều cần thiết đấy.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết! Hy vọng với những thông tin trên, các bạn sẽ chuẩn bị được cho mình đầy đủ kiến thức di chuyển từ bến tàu Rạch Giá Phú Quốc đúng giờ với lịch trình của mình nha.
Không khác gì kẻ tiếm ngôi Đỗ Nguyệt Sênh sau này, Hoàng Kim Vinh cũng xuất thân nghèo khó. Ông Hoàng Bỉnh Tuyền, thân phụ của Hoàng chỉ là một người đầy tớ tạp dịch trong chùa. Năm 1881, ông mất. Hoàng Kim Vinh mới 14 tuổi được nhà chùa nhận làm tạp dịch thay cha.
Tiền lương không đáng kể, nhưng nhờ có công việc, nơi ăn ở ổn định nên Hoàng Kim Vinh may mắn hơn, được học hành chữ nghĩa một thời gian, và cũng có cơ hội quen biết được một số người có vị thế trong xã hội thỉnh thoảng vẫn đến lễ chùa. Năm 1890, Hoàng được nhận làm một chân bổ khoái (cảnh sát giữ trật tự) và 2 năm sau, 1892, thì được phong bổ khoái cấp 3, coi sóc công việc cảnh sát trong một khu vực nhỏ trong tô giới Pháp tại Thượng Hải.
Bắt đầu có chút quyền lực, Hoàng Kim Vinh đã không ngần ngại sử dụng mọi mánh khoé và triệt để lợi dụng vị trí để lao vào công cuộc buôn thuốc phiện trong khu tô giới, nhanh chóng nắm vị trí cao cả trong Sở cảnh sát lẫn trong tổ chức bang hội xã hội đen ở Thượng Hải. Hai vị trí tưởng chừng như đối nghịch nhau, bất cộng đái thiên ấy lại được Hoàng Kim Vinh kết hợp uyển chuyển trong cùng một con người. Vị trí này bổ sung, hỗ trợ vị trí kia.
Cả quyền lực lẫn tiền bạc, Hoàng Kim Vinh đều phất lên rất nhanh. Hoàng giàu đến mức vào năm 1899 đã có thể xây hẳn một nhà hát đặt tên là Thiên Cung để làm quà tặng đẹp lòng Lộ Lan Xuân, người tình trẻ mê hát xướng, một đào hát lừng danh, người mà sau đó một năm Hoàng sẽ cưới làm vợ.
Nhà nghỉ Thiên Thống thực chất là dãy nhà phụ của quần thể nhà hát Thiên Cung, nơi ông trùm Cảnh sát khu tô giới Pháp tại Thượng Hải dung dưỡng hàng chục tên tội phạm băng đảng để làm tay sai bảo kê cho các cơ sở kinh doanh và những cú áp phe thuốc phiện của mình.
Là kẻ tứ cố vô thân, Đỗ Nguyệt Sênh không mấy do dự, đã đầu quân làm một tay búa cho Bác Cổ bang, tập hợp thành phần chuyên bảo kê, nghiễm nhiên trở thành thành viên thuộc hàng tép riu của Thanh Bang Hội. Đỗ được bang hội bố trí tá túc và coi sóc an ninh khu vực nhà bếp của nhà nghỉ, đặt dưới quyền sai phái của phu nhân Hoàng lão đại.
Xấu trai nhưng lanh lợi, tính tình lại liều lĩnh và phóng khoáng, Đỗ nhanh chóng được Hoàng phu nhân để mắt, tin cậy và nâng đỡ, nhờ đó đã dần ngoi lên. Lúc này, mối quan tâm của Hoàng Kim Vinh là cô đào hát trẻ tuổi và xinh đẹp chứ không phải bà vợ cả già nua nữa.
Thôi thì lộc bất tận hưởng, Hoàng phu nhân cũng mặc, chỉ chuyên chú tranh thủ dựa uy chồng để thu vén của nả, coi như một thú vui không phải ai muốn cũng có cơ hội. Phu quân mê theo đào hát trẻ thì phu nhân cũng mê sai khiến tay búa trẻ vào việc kiếm tiền.
Đi đâu Hoàng phu nhân cũng sai Đỗ tháp tùng kè kè. Không ít lần, Đỗ Nguyệt Sênh đã phản xạ nhanh nhạy và đúng lúc, cứu thoát Hoàng phu nhân trong nhiều tình huống nguy hiểm do các băng nhóm đối thủ của Hoàng Kim Vinh gây nên.
Vào thời điểm đó, thuốc phiện vẫn là nguồn lợi béo bở nhất tạo nên quyền lực, bất cứ một bang phái nào ở Thượng Hải cũng muốn độc chiếm. Ngay khi vừa giành được tô giới tại Thượng Hải, người Anh cũng đã lập tức đặt công quản thuốc phiện lên mảnh đất này, từ đó phân phối ma túy vào sâu trong lục địa Trung Quốc.
Chính quyền thực dân Anh ở Tô giới Trung Quốc cũng giống như chính quyền đô hộ thực dân Pháp ở Đông Dương, luôn xem thuốc phiện như nguồn thu nhập thuộc địa quan trọng hàng đầu. Thuốc phiện chảy về Thượng Hải chủ yếu có nguồn gốc từ vùng vịnh Bengal, được Công ty Đông Ấn (Anh Quốc) vận chuyển về Thượng Hải bằng tàu biển.
Tuy nắm quyền thống trị nhưng người Anh vẫn không thể trực tiếp giao dịch buôn bán thuốc phiện với dân bản xứ. Vì vậy, toàn bộ việc quản lý các công quản thuốc phiện (mở công khai), thương nhân Anh đều giao hết cho những người Trung Quốc gốc Triều Châu thuộc vùng Swatow (Sán Đầu), một thị trấn nằm cách Thượng Hải 25 km.
Tất cả các nhân vật người Trung Quốc ở Triều Châu có dính líu đến thuốc phiện đều tập hợp dưới trướng ông trùm Vương Sung, đầu lĩnh của bang Tam Hoà Hội, một băng đảng tội phạm thờ tam điểm (Thiên - Địa - Nhân) hùng mạnh và khét tiếng tàn ác. Đây là nguyên nhân quan trọng bậc nhất để sau này tội phạm băng đảng gốc Triều Châu có thể làm mưa làm gió trên thị trường ma tuý Đông Bắc và Đông Nam Á.
Trong khi đó, tại phần nhượng địa của Pháp, chính quyền cũng phải nhờ trung gian bản địa mới có thể "tận thu" được thuế của hàng loạt tệ nạn như bảo kê, ma túy, mại dâm, cờ bạc đang mọc lên đầy rẫy. Từ sự hợp tác bẩn thỉu này, "quyền lực mật thám" ở Tô giới Pháp đã lọt hoàn toàn vào tay Hoàng Kim Vinh - thủ lĩnh Thanh Bang Hội và Trương Tiêu Lâm, ông trùm Hồng Bang Hội - một tổ chức tội phạm thoát thai từ phong trào đấu tranh chính trị phản Thanh phục Minh, cũng không kém phần khét tiếng.
Để bạn đọc dễ hình dung, cần phải giải thích rõ một chút về các danh xưng bang phái. Thanh Bang Hội được thành lập vào khoảng giữa đời Thanh, tên gọi gốc là An Tĩnh Bang.
Xuất phát điểm, nó là một hội đoàn nghề nghiệp lương thiện, tập hợp của những tay bảo tiêu ngũ cốc, lương thực và nhiều loại hàng hóa khác từ tỉnh Tứ Xuyên xuôi dòng Dương Tử đổ về Thượng Hải hoặc từ vùng Hoa Nam ngược lên kinh đô Bắc Bình (Bắc Kinh). Khi đường bộ rồi đường sắt phát triển, con đường vận lương trên sông kết thúc sứ mệnh lịch sử của nó.
Khoảng 200.000 tay bảo tiêu trên sông buộc phải lên bờ và trở nên thất nghiệp. Họ đã đổ xô về Hong Kong, Thượng Hải và các đô thị xung quanh, kiếm sống bằng các nghề như phu xe, bảo kê, bốc vác ở các bến tàu, bến xe. Đặc tính chung của đám người này là lì lợm, mạnh mẽ, rất liều mạng và cũng rất trung thành. Từ nguồn gốc hội đoàn ban đầu, họ có ý thức tổ chức khá tốt, quy tắc nghiêm cẩn.
Chữ "tĩnh" và chữ "thanh" đọc âm na ná nhau nên từ An Tĩnh Bang, nó đã được rút gọn và đọc chệch thành Thanh Bang, nhằm phân biệt với Hồng Bang hội, một tổ chức bang hội ra đời từ phong trào đấu tranh vũ trang "phản Thanh phục Minh". Sau này hội kín chính trị bị biến chất, trở thành băng đảng lưu manh và tàn bạo, một bộ phận quan trọng của tổ chức xã hội đen của người Hoa, gọi chung là Tam Hoàng Hội, thờ phụng tam thể Thiên - Địa - Nhân.
Tại Thượng Hải cũng như Hong Kong, người của Thanh Bang Hội chủ yếu gốc Quảng Đông và người của băng Tam Hoà hội gốc Triều Châu thường xuyên xung đột với nhau để tranh quyền bảo kê bến cảng, thầu công nhân cho các nhà máy và đặc biệt là độc chiếm quyền kinh doanh thuốc phiện.
Dưới áp lực của quần chúng, năm 1918, người Anh buộc phải từ bỏ quyền khai thác công quản thuốc phiện, đóng cửa các tiệm hút (PO - Post Opium). Mất thế độc quyền hợp pháp, thanh thế của băng Tam Hoà Hội Triều Châu dần dần bị Thanh Bang hội lấn lướt.
Nhiều cao thủ băng Tam Hoà hội Triều Châu phải xếp giáo quy hàng, trở thành đầu sai, đầu lĩnh con của Thanh Bang. Thất thế nhưng vai trò của dân Triều Châu vẫn rất quan trọng bởi họ nắm trọn mọi bửu bối của các ngành nghề liên quan đến thuốc phiện. Đội ngũ hóa công (nhà hóa học) chế biến thuốc phiện, tất tần tật đều là người Sán Đầu, Triều Châu.
Thuốc phiện, morphin, heroin đều là chế phẩm của nhựa cây anh túc được điều chế theo những quy trình khác nhau. Được người Hy Lạp và người Arab phát hiện từ thế kỷ I sau CN, đến thế kỷ 8, thuốc phiện lan từ Tiểu Á sang Iran, Ấn Độ, Pakistan rồi vào Trung Quốc và tràn xuống Đông Dương, được xem như một loại dược liệu. Đến cuối thế kỷ XVIII, thuốc phiện mới được dùng để hút và tạo nên nạn nghiện.
Năm 1806, Ferederic Wilhem Sertner, một nhà hóa học người Đức đã chưng cất được morphin từ thuốc phiện trên amoniac. Cứ 10 kg thuốc phiện cho ra 1 kg morphin. Giữa thế kỷ XIX, do sự ra đời của kim tiêm, morphin đã trở thành loại thuốc giảm đau nhằm chữa vết thương và bệnh kiết lỵ. Morphin được dùng nhiều nhất ở Mỹ trong giai đoạn chiến tranh Nam - Bắc.
Năm 1874, một nhà hóa học người Anh tên là C.R.Adler Wright đã điều chế được heroin sau khi đun morphin nhiều giờ liền với anhydric axetic. Năm sau, hãng dược phẩm Bayer của Đức đã đưa heroin ra thị trường, thay cái tên khoa học dicetylenmorphin của nó thành heroin, quảng cáo nó như một loại "thần dược" chữa bá bệnh đặc biệt là trị ho và trị chứng... nghiện thuốc phiện.
Heroin xuất hiện lấn át dần vai trò mẹ đẻ của nó là thuốc phiện. Do tác hại gây nghiện cực mạnh của nó, đến đầu thế kỷ XX, heroin đã bị đặt ra ngoài vòng pháp luật. Công ước Geneve năm 1925 đã đưa ra một loạt qui định hạn chế đối với việc sản xuất và xuất khẩu heroin.
Năm 1931, thêm một công ước hạn chế khác được Hội Quốc Liên (tiền thân của Liên Hợp Quốc sau này) thông qua, qui định rằng các nhà sản xuất trên mọi quốc gia chỉ được sản xuất một lượng heroin đủ để đáp ứng "nhu cầu y học và khoa học chính đáng mà thôi". Nghiễm nhiên, heroin đã chính thức bị luật pháp quốc tế đặt ra ngoài vòng pháp luật. Nó chỉ còn được công nhận tồn tại trong các phòng thí nghiệm và chỉ trong các phòng thí nghiệm mà thôi. Nhờ đó, sản lượng heroin toàn cầu đã giảm đáng kể, từ 9.000kg năm 1926 xuống còn 1.000kg vào năm 1931.
Tất nhiên, công ước Quốc tế chỉ có tác dụng đối với tình hình sản xuất heroin công khai nhưng không có tác dụng gì đối với thị trường chợ đen. Ngược lại, lệnh cấm chỉ khiến cho giá heroin cung cấp cho con nghiện toàn cầu tăng vọt bởi mặt hàng này đã trở nên khan hiếm.
Không bỏ qua cơ hội, các tập đoàn tội phạm cả phương Đông lẫn phương Tây đều nhanh chóng nhảy vào cuộc độc chiếm quyền cung cấp heroin, thu lợi nhuận khổng lồ. Tại châu Âu, tập đoàn maphia đảo Corse đã nhanh chóng hùng bá thành phố cảng Marseille của nước Pháp, nhập thuốc phiện từ vùng Vịnh Bengal và khu vực Trung - Nam Á (Ấn Độ, Afghanistan, Thổ Nhĩ Kỳ...) về điều chế thành heroin cung cấp cho toàn bộ thị trường Châu Âu và nước Mỹ. Giang hồ châu Á cũng không bỏ qua nguồn lợi béo bở. Việc sản xuất heroin ở phương Đông nhanh chóng lọt vào tay Thanh Bang hội đang khuynh loát quyền lực các đường phố ở Thượng Hải và Hong Kong.
Thằng nhóc du thủ du thực Đỗ Nguyệt Sênh cũng vừa đủ trưởng thành đúng vào giai đoạn đó. Trên bản đồ quyền lực bạch phiến, tên của nó đã được điền vào Bến Thượng Hải từ năm 1921. Đường đến quyền lực vốn dĩ gập ghềnh bất trắc và không thể tránh khỏi đổ máu. Bi kịch là ở chỗ, kẻ mà Đỗ phải vượt qua đầu tiên, không ai khác, lại chính là lão đại Hoàng Kim Vinh, ông chủ tối cao cũng xấu trai như nó.
Nhiều người câu cá bất chấp bảng cấm trên đường Bạch Đằng - Ảnh: THUẬN TRẦN
Tuyến đường Bạch Đằng (quận Hải Châu) là tuyến phố trung tâm, nơi tập trung đông đúc du khách tham quan khi tới Đà Nẵng.
Tuy nhiên, thời gian gần đây thường xuyên xuất hiện tình trạng người dân tập trung câu cá bất chấp quy định cấm.
Theo ghi nhận, đoạn đường Bạch Đằng trên phố đi bộ và đoạn nối từ cầu Rồng đến cầu Sông Hàn đều thường xuyên có tình trạng cần thủ buông cần, ngồi chờ cá cắn câu.
Đặc biệt, thời điểm sáng sớm và chiều tối thường có từ 10-20 người tập trung câu cá ở đây.
Theo ghi nhận, mặc dù chính quyền đã có thông báo cấm các hoạt động đậu đỗ xe, câu cá nhưng tình trạng này vẫn hay xảy ra.
Thường xuyên tập thể dục trên tuyến đường ven sông này, bà Bùi Thị Kim Vân cho biết nhiều hôm cần thủ bày bàn ghế vừa ngồi nhậu vừa câu cá trên khu vực vỉa hè đường Bạch Đằng.
"Tôi cũng có lần nhắc nhở chỗ này là không gian chung, cấm câu cá nhưng rồi đâu vào đấy. Đây là đường trung tâm phục vụ khách du lịch nhưng tụ tập câu cá, ăn nhậu vậy ảnh hưởng đến mỹ quan" - bà Vân nói.
Người câu buông cần ngay tuyến phố đi bộ Bạch Đằng - Ảnh: THUẬN TRẦN
Theo lãnh đạo UBND phường Bình Hiên, quận Hải Châu, hiện vỉa hè các tuyến đường này cấm hoạt động câu cá, bán hàng rong… Vào thời điểm hoạt động chính thức của phố đi bộ Bạch Đằng thì có lực lượng chức năng túc trực ở đây, đảm bảo trật tự.
Lãnh đạo phường cho biết sẽ tăng cường kiểm tra, nhắc nhở để chấn chỉnh tình trạng trên.
Vào tháng 6 năm nay, Đà Nẵng chính thức đưa phố đi bộ Bạch Đằng ven sông Hàn (đoạn từ cầu Rồng đến cầu Trần Thị Lý) vào khai thác.
Tuyến phố này dài hơn 1km, kết nối với cầu Nguyễn Văn Trỗi và phố đi bộ bên bờ đông sông Hàn thuộc quận Sơn Trà.
Tại phố đi bộ có các hoạt động dịch vụ thương mại, ẩm thực cùng với các hoạt động văn hóa nghệ thuật hiện đại ven sông, trở thành điểm thu hút du khách mới tại Đà Nẵng.