Tin tức cập nhật liên quan đến biên giới việt nam - lào
Các điều ước quốc tế song phương
Biên giới Việt Nam-Lào được xác lập và ghi nhận trong 11 điều ước quốc tế song phương: Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa Việt Nam-Lào năm 1977; Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới giữa Việt Nam và Lào năm 1986; Nghị định thư về việc phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới Việt Nam-Lào năm 1986; Nghị định thư bổ sung Nghị định thư về việc phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới Việt Nam-Lào năm 1987;
Hiệp định về quy chế biên giới quốc gia giữa Việt Nam và Lào năm 1990; Nghị định thư sửa đổi và bổ sung Hiệp định về quy chế biên giới quốc gia giữa Việt Nam và Lào năm 1997;
Hiệp ước xác định giao điểm đường biên giới giữa Việt Nam, Lào và Trung Quốc năm 2006 ; Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa Việt Nam và Lào về việc sửa đổi điểm khởi đầu đường biên giới quốc gia Việt Nam-Lào năm 2007; Hiệp ước xác định giao điểm đường biên giới giữa Việt Nam, Lào và Campuchia năm 2008;
Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới giữa Việt Nam và Lào năm 2016; Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới Việt Nam và Lào năm 2016.
Để tạo thuận tiện cho người, hàng hóa, phương tiên lưu thông qua biên giới và bảo đảm việc kiểm soát qua lại biên giới có hiệu quả, Hiệp định quy chế biên giới năm 1990 quy định mở 8 cửa khẩu chính.
Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền giữa nước CHDCND Lào và CHXHCN Việt Nam năm 2016 quy định cụ thể hệ thống cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính và cửa khẩu phụ. Trên toàn tuyến biên giới Việt-Lào có 8 cặp cửa khẩu quốc tế, 18 cặp cửa khẩu chính.
Tại mỗi cửa khẩu (quốc tế và chính) có bố trí các lực lượng chuyên trách: Lực lượng bộ đội biên phòng (đối với Việt Nam), lực lượng công an (đối với Lào); Cơ quan hải quan; Cơ quan kiểm dịch (y tế, động vật, thực vật) mỗi nước.
Quy trình kiểm tra, kiểm soát xuất, nhập cảnh, giám sát hoạt động xuất, nhập qua biên giới được thống nhất và theo thông lệ quốc tế.
Tại cửa khẩu phụ, nơi có đủ các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và đáp ứng được yêu cầu về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật thì thủ tục kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động xuất, nhập qua biên giới được thực hiện như tại cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính.
Tại cửa khẩu phụ, nơi chưa có đủ các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và chưa đáp ứng được yêu cầu về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật thì thủ tục kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động xuất, nhập qua biên giới được tiến hành tại trạm kiểm soát biên phòng (Việt Nam) và trạm kiểm soát công an xuất nhập cảnh (Lào).
Tại cửa khẩu phụ, nơi chưa có cơ quan hải quan thì lực lượng biên phòng (Việt Nam) và lực lượng công an xuất nhập cảnh (Lào) thực hiện thủ tục, tiến hành kiểm tra, kiểm soát, giám sát đối với hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới theo quy định của pháp luật về hải quan của mỗi nước và các quy định khác của các điều ước quốc tế có liên quan mà hai nước là thành viên.
Đối với hàng hóa, vật phẩm, phương tiện không phải của cư dân tỉnh biên giới xuất, nhập qua cửa khẩu phụ khi cần thiết phải được chính quyền địa phương hoặc cơ quan hữu quan của hai bên trao đổi, thống nhất trình cấp có thẩm quyền hai nước xem xét, quyết định.
Hàng hóa, vật phẩm, phương tiện xuất, nhập qua cửa khẩu phụ phải có đầy đủ giấy tờ hợp lệ, thực hiện các nguyên tắc, thủ tục theo quy định của pháp luật về hải quan, các quy định liên quan khác của pháp luật mỗi nước và các điều ước quốc tế có liên quan mà hai nước là thành viên.
Tại các cửa khẩu biên giới, hai nước hợp tác phát triển hệ thống các chợ biên giới, trung tâm thương mại biên giới, khu kinh tế cửa khẩu như Lao Bảo, Na Mèo.
Trước kia, chợ chủ yếu là nơi giao thương, buôn bán của cư dân vùng biên hai nước Việt-Lào.
Ngày nay, giao thông được nâng cấp, mở rộng đã thu hút người dân, du khách từ khắp nơi đến chợ, tạo nên nét đẹp du lịch và phát triển kinh tế – xã hội của vùng biên giới hai dân tộc anh em.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Biên giới Lào-Trung Quốc là ranh giới quốc tế giữa Trung Quốc và Lào, kéo dài 475 km (295 m) từ cột mốc ba nước với Myanmar ở phía tây đến điểm ba với Việt Nam ở phía đông.[1]
Biên giới bắt đầu ở phía tây tại điểm giao nhau với Myanmar trên sông Mekong, tiến về phía nam qua một loạt các đường bộ không liên tục. Biên giới sau đó quay mạnh về phía đông và tiếp tục đi qua đất liền, trước khi quay mạnh về phía bắc, tiếp tục theo hướng đó trong một khoảng thời gian, trước khi quay lại hướng đông và kết thúc tại điểm ba phía Việt Nam tại đỉnh Khoan La San.[2]
Biên giới hai bên chủ yếu là nơi sinh sống của các nhóm dân tộc thiểu số.[3] Về mặt địa hình, nó là núi và rừng, với một số nông nghiệp hạn chế.[3] Về phía Lào, biên giới là các tỉnh Luang Namtha, Oudomxai và Phongsali, trong khi toàn bộ phía Trung Quốc thuộc tỉnh Vân Nam.
Về mặt lịch sử, khu vực biên giới này xa trung tâm của cả quyền lực Trung Quốc và Lào. Từ những năm 1860, Pháp bắt đầu thiết lập sự hiện diện trong khu vực, ban đầu là ở Campuchia và Việt Nam hiện đại, và thuộc địa Đông Dương thuộc Pháp được thành lập vào năm 1887. Pháp và Trung Quốc đã xác định biên giới giữa Bắc Kỳ (miền Bắc Việt Nam) và Trung Quốc vào năm 1887 sau chiến tranh Trung-Pháp. Lào sau đó được thêm vào thuộc địa vào năm 1893 sau chiến tranh Pháp-Xiêm, và một hiệp định biên giới phân định ranh giới Trung Quốc-Lào tại vị trí hiện tại của nó đã được ký kết vào ngày 20 tháng 6 năm 1895.[4][5] Sau đó nó được phân giới trên mặt đất bằng một loạt các cột mốc.
Lào giành được độc lập một phần từ Pháp vào năm 1949, vào khoảng thời gian Mao Trạch Đông thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sau khi đánh bại chính phủ dân quốc của Tưởng Giới Thạch trong nội chiến Trung Quốc. Do đó, sự thích nghi của Trung Quốc với các nguyên tắc của chủ nghĩa Stalin dưới hình thức chủ nghĩa Mao đã ảnh hưởng đến chính trị Lào, thúc đẩy yêu sách giành độc lập hoàn toàn khỏi Pháp, vốn được trao vào năm 1953.[6] Ranh giới sau đó trở thành một giữa hai quốc gia độc lập có chủ quyền. Biên giới hai nước được khảo sát lại và phân định vào tháng 4 năm 1992.[7]
Có hai cửa khẩu biên giới. Cửa khẩu chính được đặt tại Ma Hàm-Boten.[8] Một cửa khẩu thứ hai là tại Lantouy xa hơn về phía đông bắc (chỉ dành cho công dân Trung Quốc và Lào).[8] Có hai tuyến đường sắt đi qua biên giới là đường sắt Viêng Chăn – Boten và đường sắt Ngọc Khê – Ma Hàm kết nối Côn Minh với Viêng Chăn đã hoàn thành vào năm 2021.[9]