Xuất nhập khẩu không còn ngành nghề mới mẻ với sinh viên, vị trí nhân viên xuất nhập khẩu đang trở thành một trong những ngành được yêu thích nhất hiện nay vì sự năng động, tươi trẻ cũng như cơ hội khi làm việc trong ngành này. Nếu bạn là một sinh viên chuẩn bị tham gia một buổi phỏng vấn ở vị trí nhân viên xuất nhập khẩu thì hãy tham khảo ngay các câu hỏi phỏng vấn dưới đây để có sự chuẩn bị tốt nhất cho mình và cho CV xuất nhập khẩu nhé!
Một số câu hỏi phỏng vấn xuất nhập khẩu phổ biến khác
1- Bạn hãy giới thiệu về bản thân?
2- Bạn đã đạt được những thành tựu gì trong công việc trước đây?
3- Khi gặp tình huống khó khăn trong công việc bạn sẽ xử lý như thế nào?
4- Bạn đã từng hối tiếc về điều gì trong công việc hay chưa? Vì sao?
5- Bạn hãy chia sẻ một số kinh nghiệm khi quản lý việc chuyển giao hàng hóa?
6- Bạn sẽ làm gì để thúc đẩy việc hợp tác trong công việc với những bộ phận khác?
7- Theo bạn thách thức lớn nhất khi lập ngân sách là gì?
8- Bạn có áp dụng công nghệ mới vào công việc hay không? Những ích lợi do công nghệ mang lại là gì?
9- Phân tích dữ liệu hoặc thông tin có phải là một ưu điểm của bạn hay không?
10- Bạn đã từng đàm phán thành công với nhà cung cấp hoặc khách hàng để cải thiện hiệu quả chuỗi cung ứng hay chưa? >>>> Có thể bạn quan tâm: Chức năng, nhiệm vụ phòng xuất nhập khẩu
11- Bạn hãy đề xuất một số hình thức vận chuyển hoặc liên lạc có thể góp phần cải thiện hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp?
12- Theo bạn, những người làm việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cần có những kỹ năng gì?
13- Lĩnh vực xuất nhập khẩu có những thay đổi lớn trong suốt thời gian qua. Vậy bạn đã làm gì để thích ứng với những thay đổi đó?
14- CO (Certificate of Origin) là gì? Theo bạn, nó có quan trọng hay không?
15- Theo bạn, cách đơn giản nhất để thâm nhập thị trường nước ngoài là gì?
16- Theo bạn, khi tỷ giá đôla tăng sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các đơn vị tiền tệ quốc tế khác?
17- Làm việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu sẽ thường xuyên phải làm việc ngoài giờ, thậm chí là làm đêm. Vậy bạn có thể làm được hay không?
18- Vì sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn?
19- Bạn biết đến công ty chúng tôi qua kênh thông tin nào?
20. Hãy nói về mục tiêu trong 5 năm tới của bạn?
Trên đây là bộ câu hỏi phỏng vấn trong lĩnh vực xuất - nhập khẩu mà HRchannels đã tổng hợp lại. Hy vọng những thông tin trong bài viết này có ích với các bạn. Chúc các bạn thành công vượt qua vòng phỏng vấn và thăng tiến trong sự nghiệp!
HRchannels - Great Solution. Great People!
HRchannels - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Email: [email protected] / [email protected]
Địa chỉ: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.
- Để đảm bảo tính chính xác của chứng từ xuất nhập khẩu bạn sẽ làm gì?
Ở câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu kỹ năng nghiệp vụ của bạn. Bạn có thể trả lời như sau: đầu tiên tôi sẽ kiểm tra các chứng từ cần thiết, mục đích sử dụng và nội dung của chứng từ. Khi có file tôi sẽ kiểm tra tính hợp pháp và chính xác của chứng từ. Nếu phát hiện sai sót sẽ báo đối tác chỉnh sửa. Sau khi đã kiểm tra thông tin trên chứng từ, tôi sẽ tiến hành đối chiếu chéo giữa các chứng từ khác nhau để đảm tính chính xác và nhất quán trên toàn bộ chứng từ.
Câu Hỏi Về Mục Đích Tìm Hiểu Của Ứng Viên
Hoặc đôi khi nhà tuyển dụng xuất nhập khẩu cũng đặt những câu hỏi mang tính chiến lược như vậy:
Đối với những câu hỏi này nhà tuyển dụng không hy vọng ứng viên nói dài dòng chỉ cần ngắn gọn đi vào trọng tâm. Hãy chọn cách trả lời khôn ngoan cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người có mục tiêu và rất chỉnh chu trong công việc như sau:
Tl: Em có thói quen trước khi làm việc gì cũng đều tìm hiểu rất kỹ để tránh những sai lầm tác tiếc nên việc tham gia phỏng vấn công ty mình đối với em là điều rất quan trọng và không thể thiếu việc tìm hiểu thông tin doanh nghiệp trước khi phỏng vấn ạ!
Tl: Mục tiêu 5 năm tới của em trở thành vị trí …. (tương ứng với vị trí được chọn), nhưng trước mắt em muốn làm thật tốt công việc đảm nhiêm trong ít nhất 1-2 năm ạ.
Nói thật nhà tuyển dụng cũng không nghĩ sẽ giữ được bạn tới tận 5 năm nếu cơ chế và công việc không phù hợp nên hãy thẳng thật với họ để họ thấy bạn là người phù hợp với tổ chức hơn là ba hoa mà không hiệu quả.
Tùy vào từng vị trí bạn sẽ được đặt những câu hỏi phỏng vấn khác nhau, nếu bạn chưa rõ tưng vị trí họ sẽ hỏi gì có thể tham khảo tại đây.
Nhân Viên Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu (Document Staff)
Hãy note ra quy trình xuất – nhập khẩu một lô hàng gần nhất em đã làm Công viêc của em ở công ty trước cụ thể làm những gì
Còn nếu muốn hỏi nghiệp vụ chi tiết thì có thể là
- Nếu xảy ra bất đồng quan điểm với đối tác về địa điểm giao hàng bạn sẽ làm gì?
Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, việc bất đồng quan điểm về thời gian và địa điểm giao hàng là việc rất thường gặp. Với câu hỏi này nhà tuyển dụng muốn kiểm tra khả năng phân tích và đánh giá của bạn có tốt hay không. Bạn có thể trả lời rằng khi có bất đồng quan điểm với đối tác bạn sẽ cân nhắc các vấn đề về chi phí và những thủ tục cùng những thuận lợi, khó khăn khi giao hàng tại những địa điểm khác nhau.
Các Câu Hỏi Về Lương Thưởng, Chế Độ Phúc Lợi Cho Người Lao Động
Thường khi đặt ra câu hỏi này nhà tuyển dụng đã có ý nhận bạn rồi sẽ có các tình huống trả lời cho các mức lương như sau:
Kinh nghiệm cho thấy nhà tuyển dụng nếu cần ứng viên có thể trả bạn mức lương rất cao nhưng nếu bạn không làm được việc chỉ trụ được 1 tuần, vì vậy đừng quá so đo về lương nếu bạn là người mới bắt đâu họ trả mình được thì cũng có thể giảm được.
Quan trong nhất là cơ hội công việc bạn nhận được những gì cho vị trí đó. Cần lưu ý hỏi rõ về cơ chế để tránh nghỉ việc vì những lý do lương không rõ ràng.
https://www.youtube.com/watch?v=pdwLLTQoUMQ&t=1409s
Ngoài ra câu hỏi khác để nhà tuyển dụng biết được mức độ sẵn sàng của bạn đi làm trong doanh nghiệp như:
Ngoài ra, bạn cần lưu ý việc gây ấn tượng với nhà tuyển dụng chỉ trong 3 phút đầu tiên, hãy chọn cho mình cách trả lời thông minh, tự tin đừng nói quá nhỏ hoặc ngập ngừng, bạn sẽ bị đánh giá thiếu tự tin và họ nghĩ rằng thường người không biết mới nhát như vậy.
I. Câu hỏi phỏng vấn nhân viên xuất nhập khẩu và gợi ý trả lời
Điều quan trọng đối với các nhân viên xuất nhập khẩu là có một danh sách sắp xếp những việc cần làm mỗi ngày. Họ cũng cần theo dõi các đợt giao hàng sắp tới và các sản phẩm đã được vận chuyển. Nhân viên xuất nhập khẩu cũng cần phải có kỹ năng giao tiếp bởi vì họ sẽ phải liên lạc với các công ty giao hàng và khách hàng.
Câu trả lời mẫu: "Trên cương vị của một nhân viên xuất nhập khẩu, việc đầu tiên mà tôi làm mỗi khi đến công ty là kiểm tra tiến độ của các đơn hàng xuất, nhập khẩu trên phần mềm theo dõi. Sau đó là tiếp nhận cuộc gọi, email, tin nhắn từ đối tác, đồng nghiệp về các vấn đề phát sinh trong công việc và tìm cách khắc phục. Một phần thời gian trong ngày, tôi sẽ dành để hoàn thành các bộ hồ sơ, giấy tờ, chứng từ xuất nhập khẩu."
Đọc thêm: Ngành xuất nhập khẩu: Hướng đi, cơ hội và thách thức
Việc một sản phẩm trong lô hàng bị hư hỏng trong quá trình bốc dỡ, vận chuyển là không thể tránh khỏi. Đây chưa chắc đã là lỗi của bạn. Bởi vậy, bạn không nhất thiết phải nhận hết lỗi sai về bản thân. Thay vào đó, hãy tập trung vào cách mà bạn phát hiện và xử lý vấn đề. Câu trả lời mẫu: "Ưu tiên hàng đầu của tôi là đảm bảo chất lượng tất cả các sản phẩm trước khi gửi đi cho khách hàng. Tuy nhiên, trong trường hợp có một sản phẩm bị lỗi, tôi sẽ ngay lập tức email thông báo cho khách hàng và đề xuất phương hướng khắc phục. Một là tôi sẽ gửi sản phẩm thay thế đi ngay lập tức hoặc là sẽ bù vào lô hàng sau. Tùy theo phản hồi của khách hàng mà tôi sẽ có kế hoạch thực hiện sau đó."
Các vấn đề phát sinh có thể là thiếu số lượng sản phẩm, hàng hóa chưa đảm bảo chất lượng, thời gian vận chuyển quá lâu,... Bạn cần dựa vào từng tình huống cụ thể và kinh nghiệm làm việc của bản thân để đưa ra câu trả lời phù hợp nhất. Câu trả lời mẫu: "Đối với các đơn hàng thì vấn đề lớn nhất mà tôi thường xuyên gặp phải là thời gian vận chuyển thường chậm hơn dự kiến. Bởi vậy, tôi luôn cố gắng gửi hàng đi trong thời gian sớm nhất, thông báo với khách hàng thời điểm nhận hàng dự kiến xa hơn để họ có sự chuẩn bị. Với những khách hàng thường xuyên mua hàng, tôi không quên nhắc họ đặt hàng sớm để có nhiều thời gian chuẩn bị."
Bất đồng về thời gian và địa điểm giao hàng là những vấn đề nổi cộm, thường gặp nhất trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng đang muốn đánh giá xem kỹ năng phân tích và thuyết phục của bạn có thực sự tốt hay không. Câu trả lời mẫu: "Muốn giải quyết bất đồng về địa điểm giao hàng, tôi sẽ bắt đầu từ chi phí giao hàng; cân nhắc xem bên nào là bên chịu chi phí và số tiền đó đã phù hợp với quãng đường hay chưa. Không chỉ chi phí, tôi cũng sẽ phân tích thêm về các yếu tố như các thủ tục cần thực hiện khi giao hàng ở những địa điểm khác nhau giống và khác nhau như thế nào, điều này tạo ra những khó khăn, thuận lợi gì cho mỗi bên và dựa trên những thông tin này để đàm phán, thuyết phục đối tác về một địa điểm giao hàng phù hợp nhất."
Với câu hỏi này thì chắc chắn câu trả lời là có. Khi mà đối tác, khách hàng chủ yếu là người nước ngoài thì ngoại ngữ chắc chắn là điều cần thiết. Tuy nhiên, khi trả lời người phỏng vấn, bạn không nên chỉ khẳng định có hay không mà cần phải giải thích lý do tại sao và bạn đã làm gì để rèn luyện vốn ngoại ngữ của bản thân. Câu trả lời mẫu: "Đối với một người làm việc trong môi trường quốc tế như nhân viên xuất nhập khẩu thì ngoại ngữ là kỹ năng đặc biệt quan trọng. Có ngoại ngữ tốt thì mới có thể giao tiếp và đàm phán một cách hiệu quả với đối tác, khách hàng. Bản thân tôi cũng nhận thấy điều này nên luôn luôn cố gắng rèn luyện khả năng ngoại ngữ của bản thân, hiện tại là Tiếng Anh. Tôi đã có thể giao tiếp tốt bằng ngôn ngữ này, thậm chí là cả soạn thảo hợp đồng tiếng Anh."
Đọc thêm: Mẫu CV xin việc Nhân viên xuất nhập khẩu phong phú, tải và tạo dễ dàng