Đề cập tới những quy định liên quan đến tuổi nghỉ hưu của lao động nam và nữ, luật sư Nguyễn Thị Hải (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) cho biết, theo Điều 169, Bộ luật Lao động 2019, người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.
Điều kiện hưởng lương hưu hiện nay
Căn cứ quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:
(1) Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa NSDLĐ với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
(2) Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
(3) Cán bộ, công chức, viên chức;
(4) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
(5) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
(6) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
(7) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
(8) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
(9) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
Đây là 9 (Chín) nhóm đối tượng hưởng lương hưu mà Luật Trí Nam sẽ phân tích cụ thể quy định về lương hưu và cách tính tương hưu trong nội dung dưới đây.
Mức hưởng lương hưu năm 2024 tăng như sau:
(Điều 2 nghị định 42/2023/NĐ-CP)
Từ 01/07/2024, Chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện cải cách tiền lương hưu cho nhiều đối tượng. Do vậy, mức tăng 12,5% và 20,8% vẫn áp dụng đến ngày 30/062024. Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng sau khi điều chỉnh theo quy định này là căn cứ để tính điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng ở những lần điều chỉnh tiếp theo.
Mức tăng lương hưu theo nghị định 108/2021/NĐ-CP trước đây như sau:
(Điều 2 Nghị định 108/2021/NĐ-CP)
Như vậy, mức hưởng lương hưu năm 2024 sẽ được xác định như sau:
Mức hưởng lương hưu = Mức hưởng lương hưu theo quy định + Mức tăng lương hưu theo nghị định 108/2021 + Mức tăng lương hưu theo nghị định 42/2023
Lương hưu là chế độ gì? Đối tượng được hưởng lương hưu
Lương hưu là chế độ người lao động là công dân Việt Nam được hưởng khi tham gia đóng bảo hiểm xã hội trong quá trình làm việc tại các cơ quan, tổ chức. Chế độ này sẽ giúp bảo đảm cho người lao động khi về già sẽ có khoản lương hưu cần thiết để chi trả cho nhu cầu sống cơ bản, chăm sóc sức khỏe của bản thân.
Như vậy có thể thấy chế độ bảo hiểm xã hội của người lao động là vấn đề rất quan trọng để đảm bảo quyền lợi cho người lao động khi nghỉ hưu.
(ii) Người lao động hưởng lương hưu khi bị suy giảm khả năng lao động
- Người lao động quy định tại các trường hợp số (1), (2), (3), (4), (7), (8), (9) khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại các trường hợp 1->3 mục (i) Luật Trí Nam nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Người lao động thuộc các trường hợp số (5), (6) khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu tại TH1, TH2 mục 2 khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Căn cứ theo quy định tại Điều 56 của Luật Bảo hiểm xã hội, mức lương hưu hàng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu sẽ tính tương ứng với số năm tham gia BHXH. Trong đó, tỷ lệ hưởng tối thiểu là 45% và tối đa là 75%.
Cụ thể, nếu người lao động bắt đầu nghỉ hưu từ năm 2024, tỷ lệ hưởng được tính như sau:
Theo Điều 7, Nghị định 115/2015/NĐ-CP, công thức tính lương hưu được xác định như sau:
Lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng X Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH
(i) Xác định tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng đối với lao động nam và lao động nữ:
- Tỷ lệ hưởng lương hưu đối với lao động nam:
Lưu ý: Trường hợp người lao động có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì ngoài lương hưu, người lao động sẽ được hưởng trợ cấp một lần.
- Tỷ lệ hưởng lương hưu đối với lao động nữ:
Lưu ý: Đối với cả lao động nam và lao động nữ, nếu nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động, tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính như trên, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định thì giảm 2%.
(ii) Hướng dẫn xác định mức bình quân tiền lương hàng tháng đóng BHXH
Sau khi xác định tỷ lệ hưởng lương hưu, để tính lương hưu, bạn cần xác định thành phần còn lại trong công thức: Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Căn cứ theo Điều 9, Nghị định 115/2015/NĐ-CP, mức bình quân tiền lương hàng tháng đóng BHXH được tính căn cứ theo từng đối tượng người lao động, cụ thể
- Nếu người lao động có toàn bộ thời gian đóng BHXH thì mức bình quân tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội:
- Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH phụ thuộc theo từng nhóm đối tượng Người lao động:
+ Người lao động có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương của người sử dụng lao động: Mức tiền lương hàng tháng đóng BHXH được tính theo toàn bộ thời gian đóng BHXH.
+ Người lao động có thời gian đóng BHXH vừa theo chế độ tiền lương của Nhà nước, vừa theo chế độ tiền lương của người sử dụng lao động: Mức tiền lương hàng tháng đóng BHXH được tính chung theo các thời gian tham gia BHXH.
+ Người lao động có thời gian đóng BHXH đủ 15 năm trở lên: Mức tiền lương hàng tháng đóng BHXH được lấy theo mức cao nhất của công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm,... hoặc theo mức tiền lương trước khi chuyển ngành tương ứng với số năm bình quân tiền lương tháng đóng BHXH đã nêu ở phần trên nếu thuộc đối tượng công an, quân đội.
+ Người lao động đóng BHXH trước 1/1/2004 theo chế độ tiền lương Nhà nước, hưởng BHXH từ 1/1/2016 trở đi: Tiền lương hàng tháng đóng BHXH làm căn cứ tính hưởng BHXH được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm người lao động nghỉ việc.
+ Lao động đóng BHXH có phụ cấp thâm niên nghề nhưng chuyển sang ngành không có phụ cấp thâm niên nghề: Mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ tính lương hưu tại thời điểm nghỉ hưu và cộng thêm phụ cấp thâm niên nghề theo thời gian đóng BHXH có phụ cấp thâm niên nghề chuyển đổi theo chế độ tiền lương tại thời điểm nghỉ hưu để tính lương hưu.
Trên đây là một số thông tin về lương hưu cũng như cách tính lương hưu. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích được cho bạn trong vấn đề này.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cùng người lao động hai nước tại Diễn đàn hợp tác lao động Việt Nam - Hàn Quốc tổ chức ở Thủ đô Seoul (Ảnh: Molisa).
Tối ưu hóa quyền lợi cho người lao động hai nước
Ông Phạm Trường Giang cho biết, ngày 14/12/2021, tại Seoul (Hàn Quốc), thay mặt Chính phủ Việt Nam, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung và Bộ trưởng Bộ Y tế và Phúc lợi xã hội Hàn Quốc Kwon Deok-cheol đã ký kết Hiệp định song phương về bảo hiểm xã hội.
Và vào ngày 24/4/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 60/NQ-CP về việc phê duyệt Hiệp định; ngày 25/4/2023, Thủ tướng ban hành Quyết định số 436/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định.
Đáng chú ý, vào ngày 8/12/2023, tại Seoul (Hàn Quốc), Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Bá Hoan và Thứ trưởng Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc Kim Hyejin đã ký thỏa thuận hành chính việc triển khai Hiệp định về BHXH giữa Chính phủ hai nước có hiệu lực từ ngày 1/1/2024.
Thông tin về một số nội dung cơ bản của Hiệp định Việt Nam – Hàn Quốc về bảo hiểm xã hội và các quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2024 về đàm phán, ký kết các Hiệp định, Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội Trần Hải Nam khẳng định, việc ký kết Hiệp định về Bảo hiểm xã hội là cần thiết để khắc phục vấn đề đóng song trùng, đồng thời hướng tới ghi nhận, tính cộng gộp thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội ở cả Việt Nam và Hàn Quốc.
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 của Việt Nam có quy định: người lao động là công dân Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc;
Và “người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của Chính phủ”.
Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP ngày 15/10/2018 của Chính phủ quy định: “Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có HĐLĐ không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.”
Bên cạnh đó, Luật Hưu trí quốc gia Hàn Quốc có quy định nguyên tắc “có đi có lại”: Người nước ngoài từ 18-60 tuổi, sinh sống và làm việc trong doanh nghiệp tại Hàn Quốc có thể tham gia vào Chương trình hưu trí quốc gia giống như người Hàn Quốc bản xứ.
Tuy nhiên, nếu luật pháp tại nước bản địa của người nước ngoài đó mà không cho phép người Hàn Quốc tham gia vào Chương trình hưu trí của nước mà người Hàn Quốc đến, làm việc thì người nước ngoài đó cũng không thể tham gia vào Chương trình hưu trí quốc gia của Hàn Quốc. Như vậy, với các quy định nêu trên thì người lao động Việt Nam và Hàn Quốc sẽ phải tham gia bảo hiểm xã hội ở cả Việt Nam và Hàn Quốc.
Việc ký kết Hiệp định về bảo hiểm xã hội là cần thiết để khắc phục vấn đề đóng song trùng, tối ưu hóa quyền lợi cho người lao động hai nước.
Lao động làm việc tại các nông trại ở Hàn Quốc (Ảnh minh họa: ITN).
Không chỉ người lao động mà doanh nghiệp và cả quốc gia đều hưởng lợi
Về quy định tránh đóng bảo hiểm xã hội hai lần, đối với lao động phái cử, tối ưu hóa quyền lợi cho người lao động hai nước của một Bên ký kết được cử đi làm việc ở Bên ký kết còn lại thì chỉ áp dụng pháp luật của Bên ký kết đầu tiên trong thời gian 60 tháng đầu và có thể kéo dài thêm không quá 36 tháng (Hết thời gian trên sẽ chỉ áp dụng pháp luật của nước người lao động đến làm việc).
Đối với lao động tuyển dụng tại chỗ, người lao động của một Bên ký kết đang tạm sinh sống và được tuyển dụng bởi người sử dụng lao động (NSDLĐ) ở Bên ký kết còn lại thì chỉ áp dụng pháp luật của Bên ký kết còn lại.
Riêng đối với người lao động là công dân Hàn Quốc được NSDLĐ tại Việt Nam tuyển dụng làm việc tại Việt Nam thì chỉ áp dụng pháp luật của Hàn Quốc trong thời gian không quá 60 tháng.
Về cộng gộp thời gian tham gia và tính hưởng bảo hiểm xã hội, Hiệp định quy định thời gian tham gia bảo hiểm xã hội để tính hưởng quyền lợi hưu trí là tổng các khoảng thời gian tham gia bảo hiểm xã hội đã được ghi nhận theo pháp luật của Việt Nam và Hàn Quốc, không bao gồm thời gian trùng (nếu có).
Việc tính hưởng chế độ bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định pháp luật của mỗi Bên ký kết.
Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Xã hội Phạm Trường Giang khẳng định, Chính phủ rất quan tâm đến việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài, không chỉ là về tiền lương mà còn là quyền lợi hưu trí của họ, không chỉ thời gian làm việc ở trong nước mà cả thời gian làm việc ở nước ngoài.
Việc hợp tác song phương về BHXH như hiệp định này không chỉ mang lại quyền lợi cho người lao động mà doanh nghiệp và cả quốc gia đều hưởng lợi.
Cũng tại Hội nghị, các đại biểu được thông tin về quá trình nghiên cứu, chuẩn bị đàm phán Hiệp định về bảo hiểm xã hội giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Nhật Bản sắp tới.
Hiệp định về bảo hiểm xã hội giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hàn Quốc được xây dựng theo nội dung của một Hiệp định toàn diện với kết cấu gồm 5 Phần, 24 Điều.
Phạm vi áp dụng đối với Việt Nam là Luật Bảo hiểm xã hội (chỉ áp dụng với hai chế độ hưu trí và tử tuất), đối với Hàn Quốc là Luật Hưu trí quốc gia của Hàn Quốc.
Đối tượng áp dụng là người lao động là công dân Việt Nam, người lao động là công dân Hàn Quốc và thân nhân hoặc người thừa kế của những người này theo quy định của pháp luật mỗi nước.
Để ký kết Hiệp định Việt Nam - Hàn Quốc về BHXH, chúng ta mất 6 năm vì đây là hiệp định đầu tiên, chưa có nhiều kinh nghiệm. Vì vậy, trong thời gian tới khi triển khai với các nước khác thông qua các phiên họp kỹ thuật tìm hiểu kỹ lưỡng pháp luật về BHXH giữa hai nước trước khi đàm phán.
Và đặc biệt trên nền Luật BHXH số 41/2024/QH15 mới được Quốc hội thông qua thì thời gian đàm phán và ký kết sẽ ngắn hơn nhiều, hiệp định được áp dụng và có hiệu lực sớm hơn nhằm đáp ứng kịp thời mong mỏi của người lao động, người sử dụng lao động cả ở Việt Nam và ở nước đàm phán với Việt Nam.