Sức khỏe là vàng, là điều quý giá nhất với mỗi người, khi có sức khỏe chúng ta sẽ làm được những điều chúng ta muốn và có một cuộc sống thật ý nghĩa. Thời hạn của cuộc đời tùy thuộc sức khỏe, còn sức khỏe thì do cách sống quyết định.
Muốn có sức khỏe tốt cần phải làm gì?
Để tăng cường và bảo vệ sức khỏe, chúng ta cần hình thành những thói quen tốt ngay từ hôm nay:
Một lối sống lành mạnh sẽ không thể thiếu những thói quen tốt cho sức khỏe. Tập thể dục đều đặn mỗi ngày giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, cải thiện vóc dáng và giảm stress. Bạn có thể chọn các hình thức vận động phù hợp như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, yoga… Áp dụng các phương pháp thư giãn như thiền, yoga, nghe nhạc, đọc sách... giúp giảm căng thẳng, cải thiện giấc ngủ và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Ngủ đủ 7 - 8 tiếng mỗi đêm là cần thiết để cơ thể phục hồi năng lượng, tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện khả năng tập trung. Nước chiếm phần lớn trọng lượng cơ thể và đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì các chức năng sống. Uống đủ nước mỗi ngày giúp da dẻ hồng hào, cải thiện tiêu hóa và tăng cường năng lượng.
Muốn có sức khỏe tốt cần phải làm gì? Tiêm chủng là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng. Tầm quan trọng của việc tiêm chủng là gì? Việc tiêm chủng đầy đủ giúp cơ thể tạo ra kháng thể, giúp chúng ta chống lại nhiều loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như sởi, quai bị, rubella, bại liệt, viêm gan B,... Nhờ tiêm chủng, chúng ta có thể phòng tránh được những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí tử vong do các bệnh này gây ra. Ngoài ra, tiêm chủng còn giúp giảm thiểu chi phí điều trị bệnh và góp phần xây dựng một cộng đồng khỏe mạnh.
Chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe
Chế độ ăn lành mạnh giúp cung cấp đầy đủ vitamin, khoáng chất và chất xơ cần thiết cho cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường và béo phì. Một chế độ ăn cân bằng bao gồm đa dạng các nhóm thực phẩm tươi, sạch, được chế biến đúng cách… sẽ góp phần tăng cường sức khỏe. Bạn nên ưu tiên các thực phẩm tự nhiên, hạn chế đồ ăn chế biến sẵn, đồ ngọt và đồ uống có ga.
Thuốc lá gây hại cho phổi, tim mạch và nhiều cơ quan khác. Rượu bia là “kẻ thù” của gan. Nó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về gan, bệnh ung thư và tai nạn giao thông. Ma túy gây nghiện và hủy hoại sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần. Đó là những thứ không chỉ làm tổn hại đến sức khỏe cá nhân mà còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cộng đồng.
Khám sức khỏe định kỳ giúp chúng ta phát hiện sớm các bệnh tật ngay cả khi chưa có triệu chứng, từ đó có thể điều trị kịp thời, ngăn chặn bệnh tiến triển nặng. Ngoài ra, khám sức khỏe còn giúp theo dõi sự thay đổi của cơ thể, đánh giá hiệu quả điều trị các bệnh mãn tính, thay đổi lối sống để phòng ngừa bệnh tật. Quan trọng hơn, việc này còn giúp chúng ta yên tâm hơn về sức khỏe và tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn.
Muốn có sức khỏe tốt cần phải làm gì đến đây bạn đã biết rồi chứ? Hãy nhớ rằng, sức khỏe là kết quả của những nỗ lực hàng ngày. Khi thực hành được những thói quen tốt cho sức khỏe nên duy trì, bạn sẽ có một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc hơn.
(SKDS) - Sức khỏe là vốn quý nhất của con người. Ðiều đó lại đặc biệt đúng đối với người đang chuẩn bị xây tổ ấm. Nhưng làm thế nào để có sức khỏe tốt khi bạn phải giải quyết cả núi công việc? Rất đơn giản. Chỉ cần bạn có một kế hoạch cụ thể cho hoạt động của mỗi ngày, mỗi tuần... bạn sẽ thấy không chỉ công việc thuận lợi hơn, thành công hơn, mà sức khỏe của bạn cũng cải thiện rất nhiều.
1. Bắt đầu thực hiện ngay một kế hoạch cho sức khỏe của bạn từ bây giờ: Đối với sức khỏe của chính mình nên có một thái độ lạc quan, tốt nhất là nên xuất phát từ sự tự giác. Hãy lập thời gian biểu, càng cụ thể càng tốt, cho công việc, vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi. Và hãy thực hiện đúng thời gian biểu đó. Ban đầu có thể sẽ thấy gò bó, cứng nhắc, nhưng sau vài tuần, bạn sẽ nhận được hiệu quả tuyệt vời. Việc thực hiện mọi sinh hoạt theo đúng thời gian biểu không dễ dàng chút nào, vì thế, bạn nên thường xuyên tự cổ vũ mình về mặt tinh thần nhé.
2. Uống nhiều nước: Bạn nên uống từ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày. Một cốc nước vào buổi sáng sau khi ngủ dậy giúp máu huyết lưu thông tốt hơn, tránh tình trạng máu vón cục - nguyên nhân dẫn đến chứng nhồi máu cơ tim. Nước cũng giúp đẩy nhanh chất thải ra ngoài cơ thể, giúp da dẻ luôn căng mịn, hồng hào, tránh bệnh sỏi thận và sỏi mật. Để việc uống nước dễ dàng hơn, bạn nên chia lượng nước nói trên thành nhiều phần. Cứ cách 2 giờ bạn uống khoảng 200ml nước.
3. Hít thở không khí trong lành và tập thể dục: Thể dục buổi sáng kết hợp với hít thở không khí trong lành là một thói quen rất tốt cho sức khỏe. Các động tác thể dục giúp cơ thể bạn săn chắc hơn, nâng cao sức đề kháng, loại bỏ căng thẳng và mệt mỏi. Người thường xuyên tập thể dục rất ít khi bị ốm và nếu không may mắc bệnh thì cũng nhanh khỏi hơn. Để đạt được hiệu quả thật sự, bạn nên tập thể dục từ 3-4 lần mỗi tuần, mỗi lần nửa tiếng trở lên. Thỉnh thoảng lại nâng mức vận động của mình lên dần dần. Sáng sớm, bạn hãy ra công viên, nơi có nhiều cây xanh và không khí trong lành hít thở thật sâu để ôxy tràn vào hai lá phổi, làm gia tăng quá trình tuần hoàn máu. Ôxy tinh khiết sẽ theo máu lên não và các cơ quan nội tạng, tạo năng lượng cho một ngày mới của bạn.
Tập thể dục buổi sáng, hít thở không khí trong lành là một thói quen tốt cho sức khỏe.
4. Bổ sung vitamin: Do áp lực công việc, các hoạt động xã hội chi phối. Bạn ăn vội vàng những bữa ăn đơn giản. Hậu quả là, sau một thời gian, cơ thể bạn bị thiếu chất, nhất là thiếu vitamin trầm trọng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nên bổ sung vitamin khi bạn phải làm việc quá sức. Cần dùng thường xuyên các loại hoa quả như: chuối, cam, bưởi, quýt, dưa hấu, lê, táo, cà chua… sẽ giúp cơ thể có nhiều dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất.
5. Không bao giờ quên bữa sáng: Bữa sáng rất quan trọng bởi bữa ăn này cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ thể cả một buổi sáng. Nếu không ăn sáng, tình trạng đói có thể gây hại cho việc duy trì chức năng não dẫn đến tình trạng kém linh hoạt, nhanh nhạy và chính xác. Người nhịn ăn sáng, đến bữa trưa sẽ ăn ngấu nghiến để bù và nạp năng lượng, điều đó đồng nghĩa với việc cơ quan tiêu hóa phải làm việc quá tải nên sự hấp thu sẽ kém hiệu quả, cơ thể lại rơi vào tình trạng mệt mỏi.
6. Bữa trưa hợp lý: Nên ăn bữa trưa giàu năng lượng, nhiều chất xơ nhưng không nên quá nhiều đạm để lấy sức làm việc buổi chiều mà không sợ bị nặng bụng. Nên ăn trưa sau 12 giờ - thời điểm cơ thể tiêu hóa thực phẩm tốt nhất.
7. Học cách nghỉ ngơi và thư giãn: Chỉ cần ngủ trưa khoảng 15 phút bạn sẽ thấy khỏe hơn, đầu óc minh mẫn hơn, vì thế, dù công việc bận đến đâu, mỗi trưa bạn nên tranh thủ ngủ một giấc ngắn, ở nơi yên tĩnh và thoáng mát. Có nhiều cách thư giãn có lợi cho sức khỏe như đọc sách, nghe nhạc, tán gẫu. Một vài liệu pháp sơ khởi có thể rất hữu ích trong việc giúp cơ thể thư giãn. Xoa bóp bình thường và xoa bóp bằng tinh dầu không chỉ tốt cho việc thư giãn mà còn tiếp thêm sức lực. Xoa bóp với tinh dầu bạc hà, dầu khuynh diệp có thể tạo hưng phấn. Thư giãn với người thân vào buổi tối sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn, sức khỏe tốt hơn.
8. Năng động tại nơi làm việc: 1/3 thời gian trong ngày của bạn là ở công sở. Nếu bạn không năng động, vui vẻ và di chuyển nhiều khi làm việc, chắc chắn bạn sẽ rất mệt mỏi cả tinh thần và thể chất. Vì thế, hãy tạo cảm giác thoái mái, vui vẻ khi làm việc. Sau 1 giờ ngồi làm việc, bạn hãy đứng dậy đi lại hay thực hiện một vài động tác thể dục thư giãn.
9. Từ chối chất kích thích: Cafein có trong cà phê, trà, sôcôla giúp tỉnh táo nhanh nhưng lại gây kích thích não và mất ngủ. Bạn chỉ nên uống một hoặc hai ngụm vào buổi sáng và không nên dùng sau bữa cơm t rưa.
10. Tắm buổi sáng: Tắm vào sáng sớm sau khi ngủ dậy vừa giúp sảng khoái và tỉnh táo tinh thần, vừa thúc đẩy tuần hoàn máu. Khi tắm, bạn nhớ dùng khăn tắm chà mạnh da để vừa tẩy bỏ tế bào chết, vừa giúp máu về tim nhanh hơn.