Melde dich an, um fortzufahren.
Hội, hiệp hội, câu lạc bộ là gì?
Khoản 1 Điều 2 Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về hội như sau:
“2. Hội được quy định trong Nghị định này được hiểu là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, được tổ chức và hoạt động theo Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.”
Lưu ý: Hội có các tên gọi khác nhau: hội, liên hiệp hội, tổng hội, liên đoàn, hiệp hội, câu lạc bộ
Theo Điều 3 Nghị định 45/2010/NĐ-CP, hội sẽ hoạt động theo lãnh thổ ở các cấp độ tỉnh, huyện và xã
Một số đặc điểm nổi bật của hội như sau:
- Hội có tư cách pháp nhân và có thể có các tên gọi khác theo quy định của pháp luật;
- Tên của hội được viết bằng tiếng Việt, có thể được phiên âm, dịch ra tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài; tên, biểu tượng của hội không được trùng lặp, gây nhầm lẫn với tên của hội khác đã được thành lập hợp pháp; không vi phạm đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hóa dân tộc
- Hội có trụ sở, con dấu, tài khoản và có thể có biểu tượng riêng
- Trụ sở chính của hội đặt phải đặt tại Việt Nam.
Thủ tục thành lập hội, hiệp hội, câu lạc bộ
Muốn thành lập hội, những người sáng lập phải thành lập ban vận động thành lập hội. Ban vận động thành lập hội được cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động công nhận.
Thủ tục thành lập ban vận động hội như sau:
- Đơn xin công nhận ban vận động thành lập hội, trong đơn nêu rõ tên hội, tôn chỉ, mục đích của hội, lĩnh vực mà hội dự kiến hoạt động, phạm vi hoạt động, dự kiến thời gian trù bị thành lập hội và nơi tạm thời làm địa điểm hội họp;
- Danh sách và trích ngang của những người dự kiến trong ban vận động thành lập hội: họ, tên; ngày, tháng, năm sinh; trú quán; trình độ văn hóa; trình độ chuyên môn.
Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại:
- Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính: đối với trường hợp hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh;
- Sở quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính: đối với trường hợp có phạm vi hoạt động trong tỉnh;
- Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh: đối với trường hợp có phạm vi hoạt động trong huyện, xã.
Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ.
Hội, hiệp hội, câu lạc bộ tại Việt Nam (Ảnh minh hoạ)
Theo Điều 7 Nghị định 45/2010/NĐ-CP bao gồm:
- Danh sách những người trong ban vận động thành lập hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
- Lý lịch tư pháp người đứng đầu ban vận động thành lập hội.
- Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của hội.
- Bản kê khai tài sản do các sáng lập viên tự nguyện đóng góp (nếu có).
Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận một cửa của các cơ quan sau:
- Bộ Nội vụ: Đối với hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh, trừ trường hợp luật, pháp lệnh có quy định khác.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Đối với hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh.
Lưu ý: Căn cứ tình hình thực tế ở địa phương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh ủy quyền để Chủ tịch UBND cấp huyện cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ đối với hội có phạm vi hoạt động trong xã.
Trong 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ.
Sau khi hồ sơ đã hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định cho phép thành lập Hội.
Như vậy, thủ tục thành lập hội, hiệp hội, câu lạc bộ không giống như doanh nghiệp, cần nhiều hồ sơ và thời gian thực hiện lâu hơn. Nếu có thắc mắc liên quan đến thành lập hội, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được giải đáp.
Tin tức cập nhật liên quan đến Hiệp hội VASEP