Hiệp định thương mại tự do (FTA) là một hiệp ước giữa hai hay nhiều quốc gia trong đó các quốc gia thỏa thuận về các nghĩa vụ nhất định tác động đến thương mại hàng hóa và dịch vụ cũng như các biện pháp bảo vệ nhà đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ, và các lĩnh vực khác. Theo chính sách thương mại tự do, hàng hóa và dịch vụ có thể được mua và bán qua biên giới quốc tế với mức thuế rất thấp hoặc bằng 0, hạn ngạch, trợ cấp hoặc các biện pháp cấm của chính phủ là rào cản của thương mại.
Các nguyên tắc và định hướng của việc tham gia, đàm phán và ký kết các FTA
Các nguyên tắc và định hướng của việc tham gia, đàm phán và ký kết các FTA được nêu tại “Chiến lược tham gia các FTA của Việt Nam đến 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1051/QĐ-TTg ngày 09/8/2012. tuyển dụng hr
Theo đó, chúng ta tham gia đàm phán các FTA với các nguyên tắc chính bao gồm:
Bài viết trên đây Nghiệp vụ Logistics sẽ giới thiệu đến bạn chi tiết về Hiệp định thương mại tự do FTA: Khái niệm, nội dung chính của FTA và các nguyên tắc và định hướng của việc tham gia, đàm phán và ký kết các FTA
TS. Trần Toàn Thắng - Đỗ Bảo Ngọc
Ban Kinh tế thế giới - Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) được ký kết vào cuối năm 2015 và đang trong quá trình rà soát pháp lý. Với phạm vi cam kết rộng, không chỉ trong lĩnh vực tự do hóa thương mại mà cả đầu tư, phát triển bền vững…, EVFTA đặt ra nhiều yêu cầu về đổi mới thể chế, chính sách trong nước. Bài viết phân tích và chỉ ra EVFTA không tác động trực tiếp nhiều tới sự điều chỉnh thể chế, chính sách đầu tư, do trong quá trình đàm phán, hệ thống luật pháp của Việt Nam đã được cập nhật, bổ sung để phù hợp hơn với thông lệ quốc tế, đặc biệt sau khi tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Tuy nhiên, Việt Nam cần chủ động tiếp tục sửa đổi, điều chỉnh hệ thống luật pháp, chính sách, môi trường đầu tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung, doanh nghiệp nói riêng, để tận dụng tối đa những mặt tích cực, hạn chế các mặt tiêu cực của EVFTA.
1. Xu hướng thành lập các hiệp định thương mại tự do trên thế giới
Trong những thập niên gần đây, xu hướng ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) khu vực song phương hay đa phương là hiện tượng nổi bật trong hệ thống thương mại quốc tế. Số lượng FTA tăng nhanh, từ 370 FTA trong năm 2000 lên 654 FTA vào năm 2017 (tính đến hết tháng 7/2017), tương đương với số FTA hình thành trong giai đoạn 1948 - 2000. Quan trọng hơn, các FTA không chỉ tác động tới thương mại mà còn ảnh hưởng tới dòng vốn đầu tư giữa các nước (Chauffour và đồng nghiệp, 2011). Thangavelu và Findley (2011) cho rằng, các công ty có nhiều phương thức hoạt động khác nhau tại thị trường nước ngoài như: Có thể lựa chọn giữa xuất khẩu (thương mại) hoặc thành lập một công ty tại nước ngoài. Tùy thuộc vào năng suất và một số yếu tố khác, các công ty sẽ áp dụng các chiến lược khác nhau, hình thành nên những loại hình hoạt động quốc tế khác nhau. Các công ty có năng suất thấp có xu hướng ở lại trong nước, trong khi các công ty hoạt động hiệu quả hơn sẽ đầu tư ra nước ngoài và trở thành các công ty đa quốc gia (MNE).
Hình 1. Số lượng FTA trên thế giới
Các FTA tạo môi trường kinh doanh thuận lợi giúp các MNE xâm nhập dễ dàng hơn vào các thị trường quốc tế. FTA ảnh hưởng đến chiến lược của MNE trên nhiều khía cạnh. Một thỏa thuận không có quy định về đầu tư cũng có thể ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp do ảnh hưởng tới chi phí đầu tư và chi phí thương mại. Ngoài ra, các FTA hiện nay còn cam kết thực thi các quy tắc bảo hộ sở hữu trí tuệ, mở cửa ngành dịch vụ, mua sắm công, quyền của người lao động… Do đó, FTA khuyến khích cạnh tranh, giúp cải thiện môi trường kinh doanh, giúp môi trường đầu tư trở nên thông thoáng hơn.
2. Cam kết đầu tư trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU
Trong EVFTA, cam kết về đầu tư tập trung trong phần II của Chương 8 về thương mại dịch vụ - đầu tư - thương mại điện tử và Phụ lục 8d về Biểu cam kết mở cửa dịch vụ qua biên giới và hình thành khoản đầu tư. Về nội dung, có thể chia các định chế về đầu tư trong EVFTA thành ba nhóm cam kết gồm: Mở cửa thị trường, bảo hộ đầu tư và giải quyết tranh chấp.
Mở cửa thị trường: EVFTA loại bỏ việc áp đặt các hạn chế hoặc các yêu cầu đối với nhà đầu tư nước ngoài và các khoản đầu tư, thành lập doanh nghiệp như: Các quy tắc hạn chế sở hữu nước ngoài của các doanh nghiệp trong những lĩnh vực cụ thể; quy định điều kiện các công ty nước ngoài phải tuân thủ trước khi tiếp cận thị trường… Khi các nhà đầu tư nước ngoài đã thiết lập được hoạt động tại thị trường nước sở tại, hầu như tất cả FTA và cam kết đầu tư đều yêu cầu các nhà đầu tư nước ngoài phải được đối xử công bằng như các nhà đầu tư trong nước (quy tắc NT); đồng thời cam kết đối xử bình đẳng với nhà đầu tư của đối tác thuộc bất kỳ nước thứ ba nào (gồm nhà đầu tư từ EU và ngoài EU) trong toàn bộ hoạt động đầu tư, từ thành lập, vận hành, quản lý, sử dụng, chuyển nhượng hay định đoạt đầu tư (quy tắc MFN).
Bảo hộ đầu tư: EVFTA quy định đối xử công bằng, thỏa đáng và dành sự bảo hộ an toàn, đầy đủ. Trong đó, đối xử công bằng là việc không vi phạm các vấn đề như: Từ chối nghĩa vụ pháp lý trong các thủ tục hình sự, dân sự hoặc hành chính; vi phạm trình tự, thủ tục tố tụng tư pháp, hành chính; tùy tiện áp đặt; phân biệt đối xử một cách có chủ đích như phân biệt giới tính, chủng tộc hay tín ngưỡng tôn giáo; quấy rối, ép buộc, lạm dụng quyền lực hoặc hành vi tương tự.
Tự do hóa dòng vốn là hình thức bảo hộ đầu tư duy nhất được đưa vào trong các FTA trước khi Hiệp ước Lisbon ra đời. EVFTA cho phép dịch chuyển tự do các khoản vốn và tài sản đầu tư. Nhà đầu tư được tự do chuyển vốn và tài sản đầu tư ra hoặc vào lãnh thổ các bên, ngoại trừ một số trường hợp cụ thể. Ngoài ra, trong EVFTA, Việt Nam đưa ra đề xuất về quyền linh hoạt của Chính phủ trong việc ban hành các biện pháp hạn chế tạm thời đối với việc chuyển tiền trong trường hợp cần thiết nhằm bảo đảm cán cân thanh toán và ổn định của hệ thống tài chính, kinh tế vĩ mô.
Cam kết về tranh chấp giữa Nhà nước và nhà đầu tư nước ngoài: Việt Nam và EU cam kết ưu tiên giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải và đàm phán để đạt được giải pháp chung. Trong trường hợp không thể giải quyết bằng hòa giải và tham vấn, tranh chấp sẽ được giải quyết qua cơ chế trọng tài. EVFTA đưa ra yêu cầu xét xử công khai và công bố thông tin, tài liệu (trừ thông tin bảo mật) về vụ tranh chấp cho công chúng tiếp cận. Cho phép các tổ chức, cá nhân liên quan (bên thứ ba) được tham gia và trình bày ý kiến trong quá trình giải quyết tranh chấp.
Mặc dù Việt Nam đã thỏa thuận cho phép nhà đầu tư được khởi kiện Chính phủ tại trọng tài quốc tế trong tất cả các hiệp định song phương và khu vực, nhưng việc thực hiện cam kết về minh bạch hóa toàn bộ quá trình tố tụng trọng tài, sự tham gia của bên thứ ba... là những vấn đề phức tạp, chưa có tiền lệ trong hệ thống pháp luật hiện hành. Hầu hết các nội dung này cũng chưa được quy định trong các hiệp định đầu tư song phương truyền thống, thậm chí còn đặt ra một số yêu cầu chặt chẽ hơn quy định tương ứng của Công ước Washington năm 1965 về giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước và nhà đầu tư (ICSID).
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU cũng đặt ra nhiều cơ chế tự vệ mạnh mẽ nhằm ngăn chặn việc lạm dụng khiếu kiện và đảm bảo quyền của Chính phủ quản lý và điều chỉnh chính sách phù hợp với lợi ích công cộng như: Bảo vệ sức khỏe, an toàn, môi trường…
3. Những ngụ ý điều chỉnh thể chế chính sách đầu tư
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU tác động đến thể chế chính sách đầu tư ở Việt Nam theo phương thức: (i) Tác động trực tiếp là các yêu cầu sửa đổi văn bản luật pháp phù hợp với cam kết trong EVFTA; (ii) Tác động gián tiếp là các nhu cầu sửa đổi thể chế, luật pháp đầu tư nhằm thu hút FDI và cải thiện môi trường đầu tư trong nước để tận dụng các lợi ích mà FTA mạng lại cũng như giảm thiểu các tác động tiêu cực. Rà soát giữa cam kết của EVFTA về đầu tư và pháp luật hiện hành của Việt Nam cho thấy tác động trực tiếp là không nhiều; tác động gián tiếp phụ thuộc vào chủ trương cải thiện môi trường đầu tư của Chính phủ Việt Nam.
Theo báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI, 2015)1, thực hiện EVFTA, Việt Nam không cần phải sửa đổi các vấn đề về cam kết trong việc tiếp cận thị trường, đối xử quốc gia trong hoạt động đầu tư, tự do hóa đầu tư theo danh mục cam kết, yêu cầu kết quả hoạt động; phạm vi bảo hộ đầu tư; đối xử trong đầu tư; tước đoạt, bồi thường, chuyển tiền. Một số ít vấn đề cần điều chỉnh là sự khác biệt trong định nghĩa về các công ty vận tải, dịch vụ công; phạm vi và nguyên tắc tự do hóa đầu tư; nghĩa vụ không bắt buộc các nhà đầu tư bán lại, quyết định đầu tư lại vào một số lĩnh vực được liệt kê trong Phụ lục Đối xử quốc gia; MFN đối với các nhà đầu tư EU liên quan đến các FTA khác; các cam kết không vi phạm thỏa thuận giữa chính quyền địa phương và nhà đầu tư (Điều 14); bồi thường các tổn thất do chiến tranh, xung đột; đối xử quốc gia trong các lĩnh vực cam kết trong EVFTA nhưng không cam kết trong WTO. Nhìn chung đây là những vấn đề không lớn và có thể được điều chỉnh thông qua nghị quyết của Quốc hội cũng như trong quá trình thực hiện Luật Điều ước quốc tế (2016).
Trước khi ký EVFTA, Việt Nam đã có Hiệp định Hợp tác đầu tư (BIT) với 21 thành viên EU. Ngoài ra, sau khi gia nhập WTO, khung pháp lý của Việt Nam cũng đã được cập nhật tương đối kịp thời để phù hợp với cam kết quốc tế, gần nhất là việc sửa đổi Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp vào năm 2014. Chính vì vậy, khung pháp lý hiện hành về đầu tư của Việt Nam khá tương đồng với các cam kết của EVFTA và một số điều chỉnh kỹ thuật có thể được thực hiện bằng một nghị quyết thực hiện EVFTA thay vì sửa đổi quy định pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là làm thế nào để thực hiện những cam kết này khi hiệu lực thực thi chính sách của Việt Nam vẫn yếu và phần lớn những tác động từ cam kết là các tác động gián tiếp.
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU được cho là sẽ tạo động lực để thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Tuy nhiên, cơ hội chỉ có thể được khai thác khi các nhà đầu tư nhận thấy chi phí đầu tư đủ thấp, thủ tục đầu tư minh bạch và các rủi ro có thể dự đoán được. Điều này đòi hỏi cần phải cải thiện môi trường đầu tư, tạo môi trường bình đẳng và lành mạnh nhằm thực thi một cách hiệu quả EVFTA, đảm bảo kích thích cả doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Mở cửa thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Trong thời gian gần đây, Việt Nam đã ban hành nhiều biện pháp khác nhau để cải tiến quy trình và thủ tục đầu tư cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Luật Đầu tư sửa đổi năm 2014 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2015) đã đơn giản hóa và minh bạch hóa quá trình phê duyệt các dự án đầu tư. Theo đánh giá chung, môi trường đầu tư của Việt Nam vẫn được coi là cởi mở và có xu hướng mở cửa ngày càng lớn.
Hình 2. Chỉ số hạn chế FDI của Việt Nam
Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), 2016
Việt Nam hiện vẫn xếp thứ hạng thấp về năng lực cạnh tranh, khi tồn tại khoảng cách lớn trong khởi sự doanh nghiệp giữa dự án FDI và các dự án trong nước. Bảo vệ nhà đầu tư vẫn là một điểm yếu trong thực tiễn. Theo báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2015 - 2016, chỉ số “Bảo vệ nhà đầu tư” của Việt Nam chỉ đạt 4,7/7 và xếp hạng 100 trong số 140 quốc gia. Việc đơn giản hóa thủ tục giải quyết tranh chấp và thực thi hợp đồng là một biện pháp để tăng cường bảo vệ nhà đầu tư và tạo sự tin tưởng của nhà đầu tư nước ngoài đối với môi trường đầu tư tại Việt Nam. Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18/3/2014 của Chính phủ cũng yêu cầu giảm thời gian giải quyết tranh chấp tại tòa án từ năm 2014, tuy nhiên đến nay, ngành tư pháp vẫn chưa có biện pháp hiệu quả để cải thiện hiện trạng. Trong một thời gian dài, việc cải cách tư pháp, nâng cao chất lượng của hệ thống tòa án dân sự và kinh tế vẫn trì trệ và cần được coi là ưu tiên nếu Việt Nam muốn cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để thúc đẩy đầu tư và tăng trưởng.
Cải thiện môi trường kinh doanh
Để thực hiện các cam kết về hải quan và thuận lợi hóa thương mại của EVFTA, Việt Nam cần phải cải thiện chỉ số hoạt động logistics (LPI). Theo xếp hạng tổng thể của chỉ số LPI năm 2014, năng lực trong hoạt động logistics của Việt Nam xếp thứ 48 trong số 166 nước, trong đó, xếp hạng về chấp hành thủ tục hải quan và thông quan hàng hóa là 61. Bên cạnh đó, Việt Nam mở cửa thị trường đối với các dịch vụ như chuyên môn, nghiên cứu và phát triển, xây dựng và dịch vụ kỹ sư liên quan đòi hỏi cần phải cải thiện “Đổi mới sáng tạo” trong chỉ số về năng lực cạnh tranh, trong đó tác động trực tiếp tới các chỉ số thành phần như: “Năng lực sáng tạo” (hiện đứng vị trí 81/140); “Chất lượng các tổ chức nghiên cứu khoa học” (hiện ở vị trí 95/140) và “Sự sẵn có về các nhà khoa học và kỹ sư” (75/140).
Việt Nam đã cam kết thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại cho các nhà đầu tư EU đối với các dịch vụ tài chính (bao gồm bảo hiểm và dịch vụ liên quan, dịch vụ ngân hàng và dịch vụ tài chính khác, chứng khoán). Việc thực hiện cam kết đòi hỏi cần phải phát triển thị trường tài chính, đặc biệt là các khía cạnh như mức độ sẵn có, đầy đủ về dịch vụ tài chính, cũng như huy động vốn qua thị trường cổ phiếu. Những yếu tố này hiện đang ở vị trí nửa cuối của bảng xếp hạng về năng lực cạnh tranh.
Sở hữu trí tuệ là vấn đề được nhiều nhà đầu tư quan tâm trong quá trình xem xét môi trường thể chế đầu tư của Việt Nam. Rà soát của VCCI (2016) cho thấy, nhìn chung khung pháp lý về sở hữu trí tuệ của Việt Nam không mâu thuẫn với cam kết trong chương Sở hữu trí tuệ của EVFTA. Luật về quyền sở hữu trí tuệ cùng các văn bản dưới luật, các luật liên quan như Luật Cạnh tranh, Luật Tố tụng dân sự, Luật Hải quan và các luật khác đã được sửa đổi đáng kể vào năm 2005 và năm 2009 để thống nhất với các cam kết trong TRIPS (WTO) và BTA với Hoa Kỳ, do đó, về mặt nguyên tắc là tương thích với EVFTA. Tuy nhiên, để phù hợp với quy tắc MFN quy định trong Chương 12 của EVFTA, Việt Nam sẽ đảm bảo MFN cho đối tác EU với điều kiện không kém ưu đãi hơn so với cam kết sở hữu trí tuệ với các đối tác khác (trong trường hợp gần đây là đối tác của các thành viên tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương - TPP với các cam kết được cho là cứng rắn hơn). Về nguyên tắc, những khác biệt giữa EVFTA và khung pháp lý về sở hữu trí tuệ của Việt Nam như trên là nhỏ, chỉ mang tính kỹ thuật và không đầy đủ. Nếu cam kết trong EVFTA cao hơn TRIPS, Việt Nam cần sửa đổi tương ứng và chỉ áp dụng cho đối tác EU. Tuy nhiên, phần lớn những khác biệt trên đều được quy định trong TRIPs. Theo Khoản 3 và 4 của TRIPS, Việt Nam cần sửa đổi khung pháp lý và áp dụng cho tất cả các đối tác, không nhất thiết phải là đối tác đến từ EU.
Mặc dù các quy định về sở hữu trí tuệ cần phải sửa đổi để phù hợp với EVFTA không nhiều, nhưng vấn đề đáng lo ngại nhất liên quan đến sở hữu trí tuệ vẫn là tình trạng thực thi và hiệu lực của các quy định về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Theo báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ, một thách thức lớn đặt ra là nhận thức của các doanh nghiệp và người dân Việt Nam về sở hữu trí tuệ còn hạn chế. Tình trạng vi phạm sở hữu trí tuệ khá phổ biến giống như phần lớn các nước đang phát triển khác. Trong số 95.000 nhãn hiệu thương mại được đăng ký tại Việt Nam, chỉ có 20% là của các doanh nghiệp trong nước, trong đó phần lớn là các doanh nghiệp tư nhân. Quan trọng hơn, tình trạng vi phạm sở hữu trí tuệ ngày càng tăng, đặc biệt là vi phạm về nhãn hiệu thương mại, kiểu dáng công nghiệp, quyền tác giả. Hàng giả và hàng nhái bất hợp pháp vẫn rất phổ biến. Nói cách khác, hiệu lực thực thi của các quy định về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam khá thấp. Các vi phạm về sở hữu trí tuệ chủ yếu được giải quyết bằng các thủ tục hành chính mà không phải là thủ tục pháp lý.
Việc đạt được MES từ EU sẽ tạo thuận lợi cho Việt Nam trong việc loại trừ những thiệt hại từ các tranh chấp thương mại. Đây là vấn đề liên quan trực tiếp đến thương mại, nhưng lại có tác động đến môi trường đầu tư. Việc đảm bảo nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường không chỉ giúp các doanh nghiệp thiệt hại ít hơn trong các vụ kiện chống bán phá giá của EU mà còn tạo môi trường đầu tư công bằng và ổn định. Luật Chống bán phá giá của EU quy định 5 tiêu chuẩn để một nước xuất khẩu được cấp MES, bao gồm: (i) Mức độ ảnh hưởng của Chính phủ thấp trong việc phân bổ nguồn lực và trong quyết định của doanh nghiệp; (ii) Không làm biến dạng hoạt động của nền kinh tế tư nhân; (iii) Thực hiện hiệu quả luật doanh nghiệp với các quy tắc quản trị doanh nghiệp phù hợp; (iv) Khung pháp lý hiệu quả cho việc tiến hành kinh doanh và vận hành hiệu quả nền kinh tế thị trường tự do (gồm cả quyền sở hữu trí tuệ, Luật Phá sản…); (v) Tồn tại một khu vực tài chính thực sự (Laura Puccio, 2015).
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU giúp Việt Nam định hướng rõ ràng trong việc cải thiện cơ chế thị trường của nền kinh tế. Điều 3 và Điều 10.1 trong chương về cạnh tranh của EVFTA khuyến khích mỗi bên tuân thủ luật cạnh tranh của chính mình với điều kiện áp dụng không có sự phân biệt đối xử và hạn chế những hành vi có thể làm biến dạng thị trường. Trong chương về thương mại dịch vụ và đầu tư, sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động kinh doanh của khu vực tư nhân cũng bị cấm. Đặc biệt, trong chương về các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp đặc quyền, quy tắc “cân nhắc thương mại” được áp dụng rộng rãi trong nhiều trường hợp, góp phần hạn chế sự can thiệp của Chính phủ vào thị trường.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra cho Việt Nam là hiệu quả và hiệu lực thực thi của các quy định này như thế nào?. Theo chỉ số quản trị của Ngân hàng Thế giới (WB), chỉ số hiệu lực quản lý của Chính phủ Việt Nam chỉ đạt 52,4/100 và chỉ số chất lượng quy định quản lý chỉ đạt 30,3/100. Điểm số của Việt Nam không được cải thiện nhiều và hiện đang thấp hơn một số nước trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan (điểm số tương ứng là 65,9 và 62) hoặc Malaysia (83,7 và 76)2. Trong khi đó, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) - đo lường chất lượng quản lý của Việt Nam nói chung và các tỉnh nói riêng - cũng chậm cải thiện khi chỉ dao động quanh mức 55/100 (Malesky, 2015). Khảo sát đối với chỉ số PCI cũng chỉ ra rằng, sự ổn định và tính minh bạch về thể chế và chính sách của Việt Nam vẫn chưa đủ. Đặc biệt có một tỷ lệ lớn các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc hiểu và tuân thủ hệ thống pháp lý gần đây khi hệ thống này được đánh giá là khó dự đoán và hiệu lực thực thi kém ở cả cấp trung ương và cấp tỉnh.
Bên cạnh đó, vấn đề phân bổ nguồn lực của Việt Nam còn nhiều hạn chế, trong đó, việc phân bổ và chuyển giao đất vẫn là rào cản trong phân bổ các nguồn lực sản xuất. Đối với đất sản xuất công nghiệp, việc phân bổ đất hầu như chỉ phụ thuộc vào các quyết định hành chính của Nhà nước. Đối với đất sản xuất nông nghiệp, quy mô sử dụng đất và chuyển quyền sử dụng đất bị hạn chế, gây khó khăn cho việc tích tụ đất và đầu tư lớn cho nông nghiệp. Do đó, Chính phủ cần phải dỡ bỏ một số “nút thắt cổ chai” cơ bản về thể chế để hình thành và vận hành thị trường một cách bình thường. Cụ thể, cần loại bỏ những hạn chế trong giao đất và chuyển đổi đất trong lĩnh vực nông nghiệp. Đối với đất phi nông nghiệp cần xây dựng quy hoạch tổng thể về đất đai và áp dụng cơ chế đấu thầu đất đai với thời gian sử dụng đủ dài (ví dụ 70 năm) để thu hút đầu tư phù hợp với cơ chế thị trường và giảm thiểu sự chuyên quyền cũng như cơ chế “xin - cho” ở các cấp quản lý. Ngoài ra, cần có các chính sách thuế thích hợp để khuyến khích khai thác, giảm thiểu việc giữ đất và chiếm đất làm tăng chi phí cho các công ty mới thành lập. Như vậy, đất đai - nguồn lực sản xuất quan trọng - sẽ được sử dụng hiệu quả hơn, giúp cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Năng lượng là một đầu vào sản xuất quan trọng, nhưng hiện tại, thị trường năng lượng của Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập trong việc đảm bảo hiệu quả và tính cạnh tranh. Do vậy, Chính phủ cần thiết lập các thể chế để tạo ra thị trường năng lượng cạnh tranh và nâng cao hiệu quả của Nhà nước trong việc giám sát độc quyền tự nhiên. Điều này có thể được thực hiện thông qua tái cơ cấu Bộ Công Thương, tách Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thành ba bộ phận (sản xuất điện, truyền tải điện và phân phối điện), áp dụng cơ chế giá cạnh tranh và có thỏa thuận phù hợp với cơ chế thị trường. Thị trường bán lẻ xăng dầu nên được tái cơ cấu theo hướng tự do hóa giá cả và giảm bớt tập trung vào các doanh nghiệp nhà nước.
Để tăng cường hiệu quả quản lý công và chất lượng thể chế, các cơ quan lập pháp của Việt Nam cần quan tâm nhiều đến việc ban hành văn bản pháp lý và đánh giá nghiêm túc sự cần thiết và hiệu quả của các quy định có thể làm cản trở hoạt động kinh doanh, nhằm giảm bớt các can thiệp không cần thiết vào hoạt động của thị trường và giảm chi phí cho xã hội trong trường hợp cần có sự can thiệp. Đánh giá tác động pháp luật (RIA) đã được áp dụng vào việc xây dựng các luật và thể chế tại Việt Nam từ năm 2008, tuy nhiên trên thực tế, các cơ quan nhà nước vận dụng quy trình này chưa thực sự tốt.
Việt Nam cần có một hệ thống tư vấn công hiệu quả để đạt được mục tiêu cải thiện thể chế cũng như nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình. Hiện tại, tư vấn công đã được quy định trong nhiều văn bản pháp luật, ví dụ như luật về ban hành các văn bản pháp lý. Tuy nhiên, việc áp dụng tư vấn công vẫn còn rải rác, thiếu hiệu quả và không thực tế, rất khó giám sát các cơ quan lập pháp về việc thu thập ý kiến công chúng. Việt Nam theo đuổi mục tiêu nâng cao chất lượng thể chế và hiệu quả quản trị nhà nước không chỉ là yêu cầu của EVFTA mà còn xuất phát từ nhu cầu khách quan của chính đất nước.
Các chính sách công nghiệp và việc thực hiện FTA có mối quan hệ chặt chẽ. Mục tiêu cuối cùng của các chính sách công nghiệp là nhằm cải thiện năng suất tổng thể và năng suất theo ngành, nâng cao năng lực cạnh tranh ở cả cấp độ ngành và năng suất tổng thể, tạo thuận lợi cho việc bảo vệ nền sản xuất trong nước trước hàng nhập khẩu giá rẻ và giành được lợi ích về xuất khẩu khi tiếp cận thị trường xuất khẩu ưu đãi hơn của đối tác. Chính phủ cần điều chỉnh các chính sách về công nghệ để thúc đẩy đổi mới và sáng tạo, góp phần đảm bảo tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế.
Kết quả rà soát lại chính sách công nghiệp của Việt Nam cho thấy, đã có sự điều chỉnh chính sách công nghiệp một cách từ từ để phù hợp với mức độ mở cửa của nền kinh tế và tiến trình của các cam kết quốc tế. Trước năm 2005, chính sách công nghiệp của Việt Nam chủ yếu để đáp ứng nhu cầu trong nước và bước đầu định hướng xuất khẩu do việc tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và BTA với Hoa Kỳ. Từ sau năm 2005, chính sách công nghiệp đã gắn kết chặt chẽ với quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam. Chính sách công nghiệp của Việt Nam đã được điều chỉnh một cách mạnh mẽ để phù hợp với các cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO.
Liên quan trực tiếp đến chính sách công nghiệp là vấn đề cải thiện lao động và cơ sở hạ tầng. EVFTA chỉ đề cập đến cam kết về MFN và NT cấp cho các nhà đầu tư của nước đối tác; EVFTA không có các quy định ràng buộc trong công nghiệp hỗ trợ, vì vậy không thu hẹp không gian chính sách cho các ngành công nghiệp hỗ trợ. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn cần tiếp tục cải cách thị trường đất đai, đặc biệt là quy định về mở rộng diện tích đất một cá nhân có thể tập hợp nhằm tạo thuận lợi cho sản xuất - kinh doanh nông nghiệp quy mô lớn. Gần đây, vấn đề về kinh doanh nông nghiệp nhỏ lẻ đã được đánh giá là hạn chế lớn dẫn đến năng lực cạnh tranh trong nông nghiệp thấp. Hơn nữa, việc cải thiện thị trường đất đai liên quan đến bảo vệ quyền sở hữu, cấp quyền sử dụng đất, áp dụng các quy tắc thị trường trong thị trường đất đai sơ cấp vẫn là yếu kém lớn của Việt Nam dẫn đến sự kém hiệu quả của thị trường đất đai thứ cấp.
Cải thiện cơ sở hạ tầng là một chiến lược lớn của Việt Nam. Mặc dù Việt Nam đã đạt kết quả tốt về cơ sở hạ tầng, nhưng điểm số thành phần của Việt Nam trong chỉ số hoạt động logistic vẫn có xu hướng giảm từ 2,8 điểm xuống 2,7 điểm và xếp hạng giảm từ 56 xuống 70/156 trong giai đoạn 2007 - 2016, làm giảm lợi thế của Việt Nam cả trong thu hút FDI và thương mại. Chính sách trực tiếp có liên quan để đối phó với tình trạng này là các chính sách về đầu tư công. Luật về đầu tư công được áp dụng từ năm 2014 có thay đổi lớn trong việc lập kế hoạch đầu tư công, chuyển từ lập kế hoạch đầu tư hằng năm sang lập kế hoạch trung hạn (5 năm). Các nguyên tắc đối với đầu tư công cũng được thắt chặt. Do hạn chế về nguồn lực, đầu tư cho cơ sở hạ tầng cần phải kêu gọi hợp tác công - tư (PPP), tuy nhiên, có ý kiến cho rằng cơ chế thu hút sự tham gia của doanh nghiệp tư nhân như vậy không mang tính thị trường, kém minh bạch, yếu về quản lý và dễ gây tham nhũng.
Các cam kết về tiếp cận thị trường, tự do hóa đầu tư trong EVFTA đặt ra những yêu cầu nhất định đối với hệ thống pháp lý liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau, từ những điều chỉnh, cập nhật các văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến đầu tư, đến việc điều chỉnh chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, môi trường kinh doanh, thể chế thị trường, sở hữu trí tuệ, chính sách công nghiệp… Cần chú ý rằng, các thay đổi này khi đã được cam kết và EVFTA có hiệu lực cần được giữ ổn định và mang tính dễ dự báo, trừ khi thay đổi theo hướng thuận lợi hơn so với quy định đã được xác định trong Danh mục bảo lưu của EVFTA. Đây là một thách thức lớn, đặc biệt khi hệ thống pháp luật và khung chính sách của Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện. Tuy nhiên, nếu cam kết này được thực hiện một cách hiệu quả, môi trường đầu tư của Việt Nam sẽ được phát triển minh bạch, dễ dự báo hơn; đồng thời có thể giải quyết được lo ngại của các nhà đầu tư về hệ thống pháp lý thiếu ổn định.
1. Luật Chống bán phá giá của EU, http://www.europarl.europa.eu/RegData/etudes/IDAN/2015/571325/EPRS_IDA(2015)571325_EN.pdf.
2. VCCI (2016), Rà soát pháp luật Việt Nam với các cam kết của FTA Việt Nam - EU về sở hữu trí tuệ, Nhà Xuất bản Công Thương.
3. Jean-Pierre Chauffour, Jean-Christophe Maur (2011), Preferential Trade Agreement Policies for Development: A Handbook, Worldbank Publishing House.
4. Thangavelu, S. M. and C. Findlay (2011), The Impact of Free Trade Agreements on Foreign Direct Investment in the Asia-Pasific Region, in Findlay, C. (ed.), ASEAN+1 FTAs and Global Value Chains in East Asia. ERIA Research Project Report 2010-29, Jakarta: ERIA. pp.112 - 131.
1 VCCI (2016), Rà soát pháp luật Việt Nam với các cam kết của EVFTA về đầu tư, Nhà Xuất bản Công Thương.
2 Nguồn: http://info.worldbank.org/governance/wgi/index.aspx#countryReports.
FTA được hiểu là thỏa thuận mở cửa thị trường với sự tham gia của ít nhất hai thành viên với mục đích là cắt giảm hoặc loại bỏ hàng rào thuế quan, dịch vụ và đầu tư để tạo thuận lợi cho thương mại.
Các FTA này đã tác động mạnh mẽ đến kinh tế của nước ta, thúc đẩy và mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo ra một môi trường giao thương buôn bán năng động cũng như thu hút đầu tư nước ngoài, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo hướng tiệm cận với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
Hiệp định thương mại tự do (FTA) và Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới
Sự phát triển của FTA từ truyền thống đến hiện đại phản ánh quá trình phát triển ngày càng mạnh mẽ và đa dạng của quá trình tự do hóa thương mại và liên kết sản xuất trên phạm vi toàn cầu thông qua các hiệp định thương mại giữa các bên tham gia.
Căn cứ vào mức độ và diện cam kết, các FTA thường được chia làm 2 loại là FTA truyền thống và FTA thế hệ mới.
FTA truyền thống: Là các FTA có phạm vi hẹp với mức độ tự do hóa hạn chế, thường chỉ bao gồm các lĩnh vực: thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, v.v. Tuy nhiên, những cam kết trong các lĩnh vực này thường chung chung, ít khi ràng buộc cụ thể ở mức cao. Ví dụ: các FTA mà Việt Nam tham gia trong khuôn khổ ASEAN.
FTA thế hệ mới: Là các FTA có phạm vi và mức độ cam kết cao hơn so với các FTA truyền thống thông thường. Với các FTA thế hệ mới, phạm vi cam kết được mở rộng sang các những lĩnh vực mới khác, mang tính “phi truyền thống” như mua sắm của Chính phủ, doanh nghiệp Nhà nước, thương mại trong mối quan hệ với môi trường, lao động, thương mại điện tử... Về mức độ cam kết, tỷ lệ xóa bỏ thuế quan đối với hàng nhập khẩu trong các FTA thế hệ mới thường lên đến gần 100% trong khi các FTA truyền thống thông thường có tỷ lệ thấp hơn.
Qua các điểm khác nhau kể ở trên thì trong số các Hiệp định Thương mại tự do mà Việt Nam có ba hiệp định được coi là “FTA thế hệ mới”: Hiệp định Đối tác toàn diện tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA); Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA).
Hiệp định RCEP (Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực) gồm 16 nước (10 nước ASEAN và 6 nước đối tác) mặc dù "sinh sau đẻ muộn" so với CPTPP và EVFTA nhưng căn cứ theo nội hàm của nó thì cũng chưa được coi là FTA “thế hệ mới".
Tính đến tháng 5/2024, Việt Nam đã ký kết, thực thi và đang đàm phán tổng cộng là 19 FTA. Trong đó:
15 FTA đã ký và có hiệu lực: 1) Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA), 2) Khu vực Thương mại Tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA), 3) Hiệp đinh Thương mại Tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA), 4) Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA), 5) Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP), 6) Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Ấn Độ (AIFTA), 7) Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Australia và New Zealand (AANZFTA), 8) Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Chi Lê (VCFTA), 9) Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA), 10) Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á Âu (Việt Nam-EAEU FTA), 11) Hiệp định Đối tác toàn diện tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), 12) Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Hồng Kông (Trung Quốc) (AHKFTA), 13) Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), 14) Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA), 15) Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).
01 FTA đã ký nhưng chưa có hiệu lực: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Israel (VIFTA)
03 FTA đang đàm phán: 1) Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Khối EFTA (Việt Nam - EFTA FTA), 2) Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Canada (ASEAN - Canada), 3) Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện giữa Việt Nam và các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất (CEPA Việt Nam - UAE).
(Nguồn: Tổng hợp từ Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương)