Tháp Dương Long là công trình kiến trúc mang đậm nét văn hóa cổ xưa của vương quốc Chăm. Đây là cụm ba tháp bằng gạch cao nhất Đông Nam Á
Giá vé và Giờ hoạt động của Tháp Dương Long
Giờ hoạt động: Từ 7:00 AM đến 06:00 PM
Giá vé Tháp Dương Long hiện tạ là 15.000 vnd. Ảnh: Top10quynhon
Tour tham quan Tháp Dương Long từ Quy Nhơn
Đây là một trong những chương trình Daily Tour Quy Nhơn khám phá văn hóa lịch sử Bình Định được rất nhiều du khách quan tâm và tìm hiểu sau Tour Tây Sơn – Hầm Hô 1 ngày và Tour làng nghề Bình Định 1 ngày. Chương trình Tour tham quan Tháp Dương Long kết hợp với các hệ thống tháp chăm Bình Định là trải nghiệm đáng nhớ không thể bỏ qua của du khách phương xa.
Tháp Dương Long là một trong những Tháp Chăm nổi bật nhất định không thể bỏ qua
Sáng: Xe và hướng dẫn viên đón tại Quy Nhơn tham quan: Tháp Bánh Ít, Thành cổ Đồ Bàn, Tháp Cánh Tiên và Chùa Thập Tháp
Trưa: Ăn trưa đặc sản gà sữa bánh ướt nổi tiếng tại An Nhơn
Chiều: Tham quan Tháp Dương Long và Tháp Đôi
Các công ty tổ chức Tour tham quan Tháp Dương Long từ Quy Nhơn uy tín:
Quy Nhơn Tourist, Quy Nhơn Go Travel, Vietravel Quy Nhơn, Quy Nhơn Trip
Du khách check in Tháp Đôi Quy Nhơn. Ảnh: Quy Nhơn Tourist
Đường đi đến Tháp Dương Long từ Quy Nhơn
Để đến được tháp Dương Long, từ TP. Quy Nhơn bạn đi theo quốc lộ 1A về hướng Bắc khoảng 35 km, tới ngã tư đèn xanh đỏ thuộc thị trấn Gò Găng (huyện Phù Cát), bạn rẽ trái (tức đường vào sân bay Phù Cát, nhưng không rẽ vào sân bay) mà đi tiếp theo tỉnh lộ 636 (quốc lộ 19B) khoảng 15 km nữa. Vừa đi vừa xem bản đồ để rẽ trái vào địa phận xã Tây Bình, hoặc hỏi dân địa phương đường rẽ vào tháp Dương Long
Kiến trúc quần thể Tháp Dương Long Bình Định
Tháp Chămpa mang phong cách Bình Định ngoài những yếu tố của một ngôi tháp Champa truyền thống về hình dáng, vật liệu xây dựng, cấu trúc quần thể… còn mang những yếu tố đặc trưng như: được xây trên đồi cao với khối hình lớn, các mặt tường phía ngoài thân tháp được trang trí bằng những cột ốp và các khung dọc nhô ra khỏi mặt tường và hoàn toàn để trơn không chạm khắc hoa văn; vòm cửa ra vào và các cửa giả vút cao vươn lên như hình mũi giáo, vì vậy, những ngôi tháp Chăm mang phong cách Bình Định trông vút cao hơn, mạnh mẽ, hoành tráng và bề thế hơn so với những ngôi tháp thuộc phong cách trước đó, nhưng vẫn không mất đi vẻ đẹp thanh thoát và trang nhã. Bên cạnh đó, một chi tiết thể hiện đặc trưng của phong cách Bình Định là việc sử dụng đá vào xây dựng tháp, đó là sự ảnh hưởng rõ nét của kiến trúc đền tháp Khmer đối với các kiến trúc tháp Chăm trong giai đoạn này.
Tháp Dương Long có kiến trúc quần thể vô cùng độc đáo
Ở tháp Dương Long ngoài những yếu tố Champa phong cách Bình Định giữ vai trò chủ đạo, những ảnh hưởng của kiến trúc Khmer thể hiện từ hình dáng kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc cũng như vật liệu xây dựng. Về hình dáng, tháp Dương Long được xây dựng trên mặt bằng chân đế vuông như các tháp Chăm truyền thống nhưng thân tháp được bẻ góc nhỏ dần ra về phía cửa tạo cho thân tháp có hình búp, đỉnh tháp nhiều tầng giật cấp thu nhỏ dần về phía trên và kết thúc ở định bằng một hoa sen.
Kiến trúc quần thể Tháp Dương Long vô cùng độc đáo. Dỉnh tháp hình hoa sen tuyệt đẹp
Về vật liệu xây dựng, ngoài việc sử dụng gạch là vật liệu chính, đá được sử dụng rất nhiều trong kiến trúc mà không một ngôi tháp Chăm nào có được.
Về nghệ thuật điêu khắc, tháp Dương Long là sự kết hợp giữa kỹ thuật điêu khắc đá Champa truyền thống ở đặc điểm đường nét mềm mại, hình khối đơn giản và mộc mạc với kỹ thuật điêu khắc đến từ Khmer – Angkor mà biểu hiện của nó là kỹ thuật đục lộng rất sâu, đi vào ngóc ngách tạo nên những mảng xoắn uốn lượn phức tạp trên các đề tài trang trí rậm rạp, cầu kỳ.
Nghệ thuật điêu khắc Tháp tinh tế
Sự ảnh hưởng đậm nét từ kiến trúc Khmer chính là đặc trưng nổi bật của kiến trúc, điêu khắc Dương Long. Ngay từ những năm đầu thế kỷ XX, nhà nghiên cứu H. Parmentier đã nhận thấy hình dáng, cấu trúc và nhiều họa tiết trang trí kiến trúc của các tháp Dương Long thuộc kiểu Khmer. Dựa trên các yếu tố và họa tiết trang trí kiểu Khmer, các nhà nghiên cứu đã xác định niên đại cho các kiến trúc Dương Long thế kỷ XII – XIII. Niên đại cũng như đặc trưng kiến trúc của các tháp Dương Long hoàn toàn phù hợp với bối cảnh lịch sử của Champa giai đoạn này.
Về chức năng tôn giáo, trong cấu trúc quần thể của tháp Chăm, những khu tháp có ba tháp song song thông thường thờ ba vị thần tối cao của Ấn Độ giáo: Brahma, Visnu và Siva, trong đó tháp Bắc thờ thần Brahma, tháp Giữa thờ thần Siva, tháp Nam thờ thần Visnu.
Ở tháp Dương Long, năm 1985, trong khi phát dọn để gia cố chống xuống cấp tháp, cán bộ của Bảo tàng Nghĩa Bình (nay là Bảo tàng Bình Định) và đoàn chuyên gia trùng tu Ba Lan đã phát hiện gần hàng chục bức phù điều đá, trong đó đáng chú ý là phù điêu hình lá nhĩ khá lớn thể hiện một vị thần trong tư thể nhìn thẳng cân đối.
Với cấu trúc quần thể ba tháp cùng những hiện vật phát hiện tại tháp Dương Long, chúng ta có thể cho rằng khu tháp Dương Long là khu đền thờ Ấn Độ giáo. Chúng ta đã có hình thần Brahma, hình thần điểu Garuda – vật cưỡi của thần Visnu. Theo nhận định của nhiều nhà nghiên cứu về tháp Chăm, ba ngôi tháp Dương Long là ba ngôi đền thờ ba vị thần tối cao nhất của Ấn Độ giáo: Brahma, Visnu và Siva.
Du khách check in Tháp Dương Long
Đồng thời, qua kết quả các đợt khai quật khảo cổ với những dấu vết kiến trúc đã sụp đổ, cho thấy nơi đây trong lịch sử thời kỳ Vijaya đã từng là một khu đền tháp lớn. Ba ngôi tháp hiện còn là những kiến trúc trung tâm, trong đó tháp Bắc thờ thần Brahma, tháp Giữa thờ thần Siva, tháp Nam thờ thần Visnu.
Di tích Thái Dương Long là một cụm kiến trúc đền tháp Champa với ba ngôi tháp hiện còn nằm thẳng hàng theo trục Bắc – Nam, theo bản đồ địa chính, ngôi tháp Bắc và tháp. Giữa thuộc thôn Vân Tường xã Bình Hòa, tháp Nam thuộc thôn An Chánh xã Tây Bình, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Các ngôi tháp được xây trên đỉnh đồi (cao độ +27m so với mực nước biển).
Tháp Dương Long có 3 cụm tháp chính
Có chiều cao 39m, chân để được ốp kín bằng những khối đá sa thạch với bình đồ vuông mỗi cạnh dài 16,5m, phần nhô ra của cửa giả 0,84m. Tháp đã bị hư hại khá nhiều, vòm cửa chính và các cửa giả đều đã bị sụp đổ, chỉ còn một vài thanh đá còn định lại trên thân , cửa giả phía nam còn lại phần trụ cửa của thân trước và một phần phiến đá đặt ngang trên trụ cửa. Cửa chính còn nguyên khung cửa được ghép bằng 4 khối đá vững chắc.
Các mặt tường tháp được trang trí bằng các trụ ốp rộng bản để trơn không có hoa văn, giữa các trụ trang trí khung và những đường gờ đơn giản, mỗi mặt tường có 7 trụ, đầu trụ hơi loe ra và được gắn với những khối đá, trang trí thành nhiều bằng giật cấp loe dần ra. Bộ diềm mái được tạo gờ lượn bằng đá, có hai lớp diềm, lớp dưới là dải trang trí dạng hình người đang dang rộng hai cánh tay lên trên, hai chân choãi ra, nhưng đầu trông như những con khỉ; lớp trên trang trí những đường chéo nhau đơn giản tạo thành các hình thoi nối tiếp nhau.
Các bộ phận trên của kiến trúc gồm 4 tầng vuông thu nhỏ dần về phía trên, mỗi mặt cũng có 7 trụ và các đầu trụ cũng loe dần ra tương tự như thân chính nhưng đầu các trụ không gắn với đá. Mỗi tầng cũng có hai đường diềm kiểu gờ lượn nhô dần về phía giữa như thân tháp. Có 4 mặt tường, mỗi mặt có ô khám ở giữa, trên các ô khám còn hai trụ, mi cửa hiện còn trang trí hình hoa văn hình chữ S theo chiều năm ngang, giữa các ô khám hiện còn một vài chi tiết của phù điêu thể hiện người múa.
Phần chân đế tháp được bóc lộ sau cuộc khai quật năm 2006. Chân đế được sử dụng hoàn toàn bằng đá sa thạch. Các khối đá xếp không theo một quy tắc chung mà chỉ được xếp liền sítt với nhau và xếp thành nhiều hàng so le nhau, gắn kết với nhau bằng những mộng,chốt vững chắc, sau đó mới thực hiện việc điêu khắc trang trí, nên các nét chạm khắc trên đá rất liền mạch, sắc nét.
Trong số 3 tháp, tháp Nam là ngọn tháp còn tốt nhất. Tháp cao 33m, bình đồ chân để vuông mỗi cạnh rộng 14m, phần nhô ra của cửa giả 0,76m. Khoảng cách giữa tháp Nam và tháp Giữa tại cửa giả là 1m. Mặt tường ngoài của thân tháp cũng tương tự như tháp Giữa nhưng vách tường hoàn toàn trơn phẳng không có khung giữa và các đường gờ. Bộ diềm mái cũng được làm bằng đá, diêm chính trang trí một dải hình những Con Gajashimha (đầu Voi mình sư tử) chậu vòi vào nhau chạy quanh bốn mặt tháp. Gờ lượn bên dưới trang trí những chấm tròn nổi kết dải.
3 cụm tháp rất đẹp tại Tháp Dương Long
Ở tháp Nam, hiện còn khung cửa chính bảng đá sa thạch. Cửa giả phía bắc hiện còn ba phần và được ghép bằng những khối đá lớn vững chắc, nhưng phần vòm cửa bên trên hầu như đã mất, chỉ còn lại một số phù điêu sư tử, rắn Naga 5 đầu trang trí tại góc Vòm cửa và một số hình trang trí sư tử, dê trên các đường diềm.
Tháp có chiều cao 32m, bình đồ vuông, kích thước tương đương với tháp Nam. Bố cục của phần xây ốp bên ngoài tương tự như tháp Nam, mặt tường trơn phẳng không có khung trang trí. Diềm mái trang trí hình những con sư tử và những dải hình cung nhọn, mỗi hình được tạo thành bởi hai thân rắn đầu quay vào ở chân cung, giữa hình cũng có một hình người nhỏ ngồi xếp bằng. Đối với ngôi tháp này, bộ cửa giả còn nguyên vẹn được xem là tác phẩm giá trị nhất của nghệ thuật điêu khắc ở Dương Long.
Cửa được tạo hoàn toàn bằng đá, gồm 03 thân. Vòm cửa trang trí hình là nhĩ thể hiện đề tài Kala, từ miệng Kala thoát ra hai than rắn đầu Makara, tiếp đến từ miệng Makara lại phun ra rắn Naga 3 đầu… Những gì còn bảo tồn được cho thấy một khối lượng đá đồ sộ đã được sử dụng ở đây với những đề tài điêu khắc phong phú và thể hiện sự khéo léo, tinh tế của những nghệ nhân Chăm xưa.