Việt Nam có 54 dân tộc sinh sống trải dài trên khắp cả nước. Trong đó một dân tộc thiểu số sống ở Tây Nguyên là đông dân số nhất.
Động vật, thực vật đa dạng tại Úc
Châu Úc sở hữu hệ thống sinh thái độc đáo và phong phú với nhiều loài động vật và thực vật đặc biệt. Dưới đây là một số điểm nổi bật về động, thực vật đa dạng tại Châu Úc:
Châu Úc nổi tiếng với loài động vật quý hiếm
Sau khi tìm hiểu khái quát về châu Úc, tiếp theo hãy cùng giải đáp về châu Úc gồm những nước nào? Châu Úc có bao nhiêu nước? Hay châu Úc gồm bao nhiêu nước?
***Giải đáp: Châu Âu có bao nhiêu quốc gia?
Úc là một quốc gia lớn nhất trong Châu Đại Dương, do đó rất nhiều người quên rằng Châu Úc còn rất nhiều quốc gia khác. Vậy châu Úc gồm những nước nào? Đó là những nước nào?
Châu Úc gồm có 14 quốc gia độc lập được phân chia với các diện tích khác nhau. Mặc dù mỗi nước sẽ có nền kinh tế, lịch sử, giáo dục, dân số, diện tích khác nhau nhưng ở các nước trong khu vực châu Úc đều mang những nét đặc trưng chung.
Dưới đây là danh sách các nước và vùng lãnh thổ trong châu Úc:
Những địa điểm du lịch hấp dẫn không nên bỏ qua khi đi du lịch Úc
Úc được mệnh danh là thiên đường du lịch nghỉ dưỡng nhờ sở hữu hàng loạt điểm du lịch nổi tiếng hàng đầu trên thế giới. Do đó, nếu có dịp học tập, sinh sống và làm việc tại Úc xinh đẹp thì bạn đừng bỏ qua những địa điểm cảnh đẹp tại Úc mà Vietkingtravel chia sẻ dưới đây.
Trong những địa điểm du lịch thu hút ở Úc đó là Opera Sydney (nhà hát con sò). Nhà hát Opera Sydney được thiết kế bởi một kiến trúc sư người Đức với hình dáng những chiếc vỏ sò khổng lồ hay những cánh buồm cuồn cuộn. Nơi đây diễn ra rất nhiều hoạt động về văn hóa cũng như hát opera, nhà hát kịch, kèm theo đó là các nhà hàng, quán bar.
Bạn có thể tham quan nội thất của Nhà hát Opera Sydney hoặc chiêm ngưỡng kiến trúc của nhà hát con sò từ phía xa. Một trong những địa điểm tốt nhất để ngắm nhìn kiến trúc nhà hát con sò đó là từ Vườn Bách thảo Hoàng gia hoặc có thể du ngoạn trên một chuyến phà qua cảng Sydney, đây chắc chắn sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời mà bạn nên thử.
Cầu Sydney Harbour Bridge được xem là một trong những cây cầu nổi tiếng nhất thế giới – một trong những biểu tượng của xứ sở chuột túi. Bề mặt của cầu này được chia thành 2 tuyến đường sắt, 8 làn cho xe hơi và 1 làn dành cho người đi bộ. Cầu Sydney Harbour Bridge cũng là địa điểm diễn ra những màn bắn pháo hoa hoành tráng chào đón năm mới hay là nơi công bố sự kiện quan trọng mang tầm quốc tế.
Du khách có thể leo lên đỉnh cầu Sydney Harbour Bridge để ngắm nhìn toàn cảnh Sydney khi mặt trời lặn và cầu được thắp sáng rực rỡ. Ngoài ra, cầu Sydney Harbour Bridge cũng là điểm đến lý tưởng cho các cặp đôi tin rằng sẽ có một tương lai hạnh phúc. Đây là lý do tại sao có hơn 4.000 lời cầu hôn và hơn 25 đám cưới đã được diễn ra trên cầu này.
***Tìm hiểu thêm: Đi Úc nên mua gì?
Vườn bách thú nằm gần cảng Sydney, đây là mái nhà xanh của hơn 2.500 cá thể động vật thuộc hơn 340 loài. Điển hình đáng yêu nhất có thể kể đến những chú gấu koala, chuột túi kangaroo, thú lông nhím, thú mỏ vịt, vượn cáo đuôi chuông, chồn đất châu Phi, quỷ Tasmania,…
Vườn bách thú diễn ra rất nhiều hoạt động giúp du khách đến gần hơn với tự nhiên. Các bạn có thể lắng nghe các buổi hướng dẫn, chụp ảnh cùng koala hay cho hươu ăn cũng rất thú vị đó nhé.
Melbourne được biết đến là thành phố lớn thứ 2 của Úc và cũng là trung tâm văn hóa của quốc gia này. Đến đây bạn sẽ bị hút hồn với những quán cafe ngoài trời được trang trí bắt mắt cùng với những quán bar nép mình trong các con phố và các nhà hàng nổi tiếng đều hội tụ ngay tại đó.
***Tìm hiểu ngay tour du lịch Úc Melbourne giá rẻ
Rạn san hô Great Barrier với màu sắc san hô sặc sỡ dưới nước cùng với hàng ngàn loại cá và hàng trăm loại san hô khác nhau rất đẹp. Đây được xem là điểm đến lý tưởng cho du khách thích ngâm mình dưới nước và ngắm san hô.
Những thông tin về “châu Úc gồm những nước nào?” và những địa điểm du lịch hot ở Úc đã giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích. Nếu bạn đang có nhu cầu du lịch Úc, cần sự tư vấn để quá trình di chuyển được diễn ra thuận lợi, hãy liên hệ Vietkingtravel để được tư vấn nhé!
Dân tộc Cờ Lao là một trong những dân tộc có dân số ít ở Việt Nam. Người Cờ Lao ở Việt Nam vốn từ Trung Quốc di cư sang. Trải qua các thời kỳ lịch sử, các nhóm Cờ Lao đã di cư dần xuống phía Nam rồi vào Việt Nam. Những người Cờ Lao đầu tiên tới Việt Nam sớm nhất là cách đây khoảng từ 150 đến 200 năm. Những đợt di cư cuối cùng của họ đã chấm dứt cách đây khoảng 60 - 80 năm.
Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số năm 2019, dân số dân tộc Cờ Lao là 4.003 người, trong đó nam là 2.005 người, nữ là 1.998 người.
Dân tộc Cờ Lao chỉ cư trú ở tỉnh Hà Giang, gồm vùng cao núi đá, núi đất (các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Hoàng Su Phì), vùng giữa (huyện Yên Minh) và vùng thấp (hai huyện Vị Xuyên, Bắc Quang).
Người Cờ Lao vẫn giữ được những nếp nhà truyền thống. (Ảnh: TTXVN)
Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Ka Ðai, cùng nhóm với tiếng La Ha, La Chí, Pu Péo (ngữ hệ Thái - Ka Ðai). Trước đây, các nhóm địa phương có phương ngữ khác nhau nhưng hiện nay đa số người Cờ Lao đỏ, Cờ Lao xanh không còn nói được tiếng mẹ đẻ của mình nữa. Tuỳ theo quá trình tiếp xúc, cộng cư họ quen sử dụng tiếng Quan hoả, tiếng Nùng hay tiếng Pu Péo, Hmông.
Giáo dục: Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số năm 2019, tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết chữ phổ thông chiếm 58,2%, tỷ lệ đi học chung của trẻ em ở cấp tiểu học chiếm 103,4%. Tỷ lệ đi học chung của trẻ em ở cấp trung học cơ sở là 83,1%, tỷ lệ đi học chung của trẻ em ở cấp trung học phổ thông là 37,4%, tỷ lệ trẻ em ngoài trường là 17,6%.
Thiết chế xã hội: Dưới thời Pháp thuộc, các chủ đất - những người có công khai phá lập làng, trưởng dòng họ được chính quyền bổ nhiệm giữ chức mã phải cai quản 1 - 2 làng hoặc mù lao cai quản vài gia đình. Ngày nay, hệ thống quản lý hành chính cơ sở đã được thực hiện ở tất cả các cấp, trong đó làng của người Cờ Lao là cấp cơ sở của tổ chức hành chính cấp xã.
Tôn giáo, tín ngưỡng: Có thể nói, so với các yếu tố văn hóa vật chất, tôn giáo, tín ngưỡng của người Cờ Lao rất ít thay đổi. Đồng bào vẫn giữ quan niệm về ba bộ phận cấu thành nên thế giới (trời, đất và nước), tín ngưỡng đa thần, vạn vật hữu linh.
Nhà ở: Đồng bào Cờ Lao ở nhà đất, phổ biến là ba gian, hai chái. Phần lớn nhà ở của người Cờ Lao là nhà trình tường, lợp ngói máng.
Trang phục: Bộ y phục của nam giới gồm có mũ, áo và quần. Quần màu chàm hoặc màu đen, ống rộng, dài đến mắt cá chân, không có túi. Áo màu chàm hay màu đen dạng cổ đứng, xẻ ngực, có khuy bằng vải. Áo xẻ tà, thường có bốn túi không nắp.
Trang phục nữ, chủ yếu sử dụng quần, khăn, áo, dây lưng, xà cạp và ở một số địa phương đồng bào còn sử dụng tạp dề như người H’Mông.
Ẩm thực: Về ăn, thức ăn của người Cờ Lao chủ yếu được chế biến từ các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi. Thức ăn được chế biến từ các sản phẩm chăn nuôi gồm gà, lợn và dê.
Nghệ thuật: Người Cờ Lao vẫn truyền lại cho con cháu những câu chuyện kể về lịch sử di cư, sự tích chiếc váy cổ truyền, việc cưới xin trước đây, chuyện bị đánh rụng răng.
Ruộng nước và nương núi đất, trồng lúa là hoạt động sản xuất chính của người Cờ Lao (Ảnh: THÀNH ĐẠT)
Nhóm Cờ Lao xanh và Cờ Lao trắng phân bố ở hai huyện Đồng Văn, Mèo Vạc sống dựa chủ yếu vào nương định canh, gieo trồng ngô ở hốc núi đá. Nhóm Cờ Lao đỏ phân bố ở hai huyện Hoàng Su Phì và Yên Minh, nơi có nhiều núi đất và thung lũng, làm ruộng nước và nương núi đất, trồng lúa là chính. Ngoài cây lương thực chính, người Cờ Lao còn trồng nhiều loại đậu, rau xanh và các loại cây trồng khác. Đối với mọi gia đình Cờ Lao, đây là hoạt động kinh tế không thể thiếu. Chăn nuôi không chỉ chủ yếu cung cấp sức kéo và phân bón cho sản xuất, thực phẩm cho các hoạt động liên quan đến ma chay, cưới xin, lễ tết.
Cũng như chăn nuôi, thủ công gia đình chỉ là nghề phụ. Nghề mộc là hoạt động thủ công gia đình đã có từ lâu đời và khá phát triển trong các gia đình Cờ Lao. Nghề nấu rượu ngô không phải là nghề truyền thống nổi trội trong cộng đồng người Cờ Lao, rượu ngô của đồng bào đã trở thành một mặt hàng được nhiều người biết đến.
Hái lượm, cũng như săn bắn và đánh bắt thủy sản, thay vì đóng vai trò là một trong các hoạt động sinh kế chủ yếu như trước đây, hái lượm cũng chỉ là một hoạt động bổ trợ cho hoạt động nông nghiệp của đồng bào Cờ Lao.