Na Uy Là Nước Gì

Na Uy Là Nước Gì

Những điểm thú vị của Vương quốc Na Uy, đất nước được mệnh danh là “Mặt trời lúc nửa đêm”. Hãy cùng Sakos.vn khám phá về quốc gia đặc biệt này thôi nào!

Những địa điểm không nên bỏ lỡ khi đến thăm Na Uy

Đến với nơi đây, bạn không chỉ được chiêm ngưỡng sự phát triển của mộ trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị của Na Uy mà tại đây, bạn còn được hoà mình ngắm nhìn khung cảnh các vùng nông thôn, những dãy núi cao, những hàng cây ngút tầm nhìn và những bãi biển tuyệt đẹp.

Thêm vào đó, xung quanh thành phố luôn được bao phủ bởi những cánh rừng xanh mướt với bầu không khí thoáng đãng, trong lành. Đặc biệt, năm 2019, thủ đô Oslo đã được ủy ban châu Âu bình chọn là thủ đô xanh vì tích cực trong việc giảm thiểu khí CO2 thải ra môi trường, phát triển kinh tế, xã hội theo hướng tốt cho thiên nhiên.

Đây là thành phố lớn thứ 2 Na Uy, nơi được coi là cánh cổng để bước vào thiên đường vịnh hẹp nối tiếng nhất khu vực miền Tây nước này với bầu không khí vô cùng trong lành.

Nơi đây, còn giữ lại cho mình nền văn hoá lâu đời cùng các công trình kiến trúc tiêu biểu. Đó là những ngôi biệt thự cổ nhưng to lớn, trang trọng, lấp lánh như trong truyện cổ tích, những nhà thờ rộng lớn như Saint Mary, pháo đài cổ Bergenhus, tháp Rosenkranz, tượng Edvard….

Nơi đây được mệnh danh là một trong những vịnh hẹp đẹp nhất thế giới và đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 2005. Cảnh đẹp nơi đây được nhiều họa sĩ khắc họa trong những bức tranh với những thác nước trắng xóa, những vách núi sừng sững hiên ngang, cảnh vật thiên nhiên kỳ ảo. Cuối vịnh là ngôi làng Geiranger với những mái nhà đỏ, người dân hiếu khách cùng những nền văn hóa đặc trưng. Đừng bỏ lỡ nơi “tiên cảnh trần gian” này khi đến thăm vương quốc này nhé!

Con đường Atlantic là cung đường vượt biển “huyền thoại” đẹp nhất hành tinh ở Na Uy, nó là ước mơ trong đời của biết bao phượt thủ thế giới. Và cũng là một trong những điểm du lịch nổi bật của Na Uy và đây không phải là điểm đến cho những người yếu tim. Nhìn từ trên cao, cung đường vượt biển uốn lượn với hình thù cực kỳ đẹp mắt, trở thành điểm check-in ưa thích của nhiều người ưa khám phá.

Những con dốc cao vun vút, với những độ cong, dốc, zích zắc, uốn lượn khác nhau, đôi khi có các đợt sóng trắng xóa nhắm thẳng vào thành xe… đó là những gì mà du khách sẽ được trải nghiệm khi đi qua con đường Đại Tây Dương này.

Nếu bạn đang muốn tìm về những khung cảnh hoang sơ, kỳ vĩ thì đừng bỏ qua quần đảo này nhé. Quần đảo Lofoten nổi tiếng bởi những rặng san hô nước sâu lớn nhất thế giới, những loài động vật đặc trưng như cá voi lưng gù, hải âu, đại bàng biển,… Bạn có thể thả mình trên những con đường dài hoang sơ hay chèo thuyền kayak giữa những ngọn núi sừng sững hay đơn giản là ngồi nhâm nhi ly trà và thưởng thức cảnh mặt trời giữa đêm.

Nhắc đến những điểm ngắm cực quang nổi tiếng, không ai có thể ngó lơ Thị trấn Alta ở Na Uy. Nơi này được mệnh danh là “Vùng đất của bắc cực quang”. Nằm ở cuối phía nam cửa sông Altareva. Thị trấn Alta còn là nơi đầu tiên trên thế giới đặt đài thiên văn bắc cực quang. Bạn nên đến đây vào cuối tháng 9 đến đầu tháng 4 năm sau để ngắm được cực quang đẹp nhất.

Nếu là một tín đồ du lịch thì bạn còn ngại gì mà không xách balo lên và thực hiện ngay một chuyến check-in tại quốc gia này nhé. Đừng quên ghé ngay các cửa hàng Sakos.vn để lựa chọn người bạn đồng hành cho chuyến đi nhé!

Từ sau Thế chiến II, kinh tế Na Uy phát triển nhanh chóng, hai thập kỉ đầu chủ yếu nhờ vào hàng hải, từ đầu những năm 1970 chủ yếu dựa vào khai thác và chế biến lượng lớn dầu mỏ tại Biển Bắc và Biển Na Uy. Ngày nay, Na Uy được xếp hạng là nước thịnh vượng nhất thế giới với khối lượng dự trữ vốn trên đầu người cao nhất thế giới. Tháng 8 2009, Dự trữ quốc gia Na Uy tuyên bố họ sở hữu khoảng 1% chứng khoán toàn cầu. Hiện nay Na Uy là nước xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ bảy và công nghiệp dầu khí đóng góp khoảng một phần tư cho tổng GDP. Sau khủng hoảng tài chính quốc tế 2007-2009, các chuyên gia ngân hàng đã coi đồng Krone Na Uy là một trong những đồng tiền vững chắc nhất thế giới.

Các bằng chứng khảo cổ học cho thấy con người đã có mặt tại Na Uy ngay từ Thiên niên kỷ thứ 10 trước Công Nguyên (12.000 năm trước). Nghiên cứu khảo cổ cho thấy họ hoặc tới từ những vùng phía nam (bắc Đức)[cần dẫn nguồn], hay đông bắc (bắc Phần Lan hay Nga) [cần dẫn nguồn]. Từ đó họ định cư dọc bờ biển.

Ở thế kỷ thứ 9, dường như Na Uy gồm một số vương quốc nhỏ. Theo truyền thống, Harald Fairhair đã tập hợp các tiểu quốc nhỏ thành một vào năm 872 sau Công Nguyên sau Trận Hafrsfjord. Ông trở thành vị vua đầu tiên của nước Na Uy thống nhất.

Thời kỳ Viking (thế kỷ thứ 8 tới thế kỷ 11) là một trong những giai đoạn thống nhất và mở rộng. Người Na Uy đã lập các khu định cư tại Iceland, Quần đảo Faroe, Greenland và nhiều phần của Anh Quốc và Ireland và tìm cách định cư tại L'Anse aux Meadows ở Newfoundland, Canada ("Vinland" của sử thi của Erik Thorvaldsson). Người Na Uy đã thành lập các thành phố Limerick, Dublin, và Waterford của Ireland và thành lập các cộng đồng thương mại gần các khu định cư Celtic của Cork và Dublin[cần dẫn nguồn] sau này trở thành hai thành phố quan trọng nhất của Ireland. Sự lan tràn của Thiên chúa giáo ở Na Uy trong giai đoạn này phần lớn nhờ các vị vua truyền giáo Olav Tryggvasson (995–1000) và St. Olav (1015–1028), dù Haakon the Good là vị vua Thiên chúa giáo đầu tiên của Na Uy. Các truyền thống Norse đã dần thay thế trong các thế kỷ thứ 9 và thứ 10.

Năm 1349, nạn dịch Tử thần Đen đã giết hại khoảng 40% tới 50% dân số Na Uy, khiến nước này suy sụp cả về xã hội và kinh tế. Trong cuộc suy thoái này, có lẽ Triều đại Fairhair đã kết thúc năm 1387. Bề ngoài có vẻ chính trị hoàng gia ở thời điểm ấy đã dẫn tới nhiều hiệp đoàn cá nhân giữa các quốc gia Bắc Âu, cuối cùng dẫn tới việc ngôi vua của Na Uy, Đan Mạch, và Thuỵ Điển rơi vào tay Nữ hoàng Margrethe I của Đan Mạch khi nước này gia nhập Liên minh Kalmar với Đan Mạch và Thuỵ Điển. Dù Thuỵ Điển cuối cùng đã rút lui khỏi liên minh năm 1523, Na Uy tiếp tục ở lại với Đan Mạch trong 434 năm cho tới năm 1814. Trong chủ nghĩa lãng mạn quốc gia ở thế kỷ 19, giai đoạn được một số người gọi là "Đêm trường 400 Năm", bởi tất cả hoàng gia, giới học giả và quyền lực hành chính ở các vương quốc được tập trung tại Copenhagen, Đan Mạch. Các yếu tố khác cũng góp phần vào sự suy sụp của Na Uy trong giai đoạn này. Với sự xuất hiện của Đạo Tin Lành năm 1537, Tổng giám mục tại Trondheim bị giải tán, và các nguồn thu của nhà thờ được phân chia cho triều đình ở Copenhagen tại Đan Mạch. Na Uy mất nguồn hành hương ổn định tới thánh tích của St. Olav tại hầm mộ Nidaros, và cùng với đó, là đa phần nguồn liên hệ với đời sống văn hoá và kinh tế với phần còn lại của Châu Âu. Ngoài ra, trong thế kỷ 17 Na Uy cũng bị mất một phần diện tích lãnh thổ khi mất các tỉnh Båhuslen, Jemtland, và Herjedalen cho Thuỵ Điển, sau những cuộc chiến tranh giữa Đan Mạch-Na Uy và Thuỵ Điển.

Hội đồng hiến Pháp năm 1814, tranh vẽ của Oscar Wergeland.Sau khi Đan Mạch-Na Uy bị Anh Quốc tấn công, họ tham gia vào liên minh với Napoleon, và vào năm 1814 thấy mình đang ở bên thua cuộc trong Các cuộc chiến tranh của Napoléon và trong tình thế nguy ngập với nạn đói năm 1812. Vị vua Oldenburg của Đan Mạch Na Uy buộc phải nhường Na Uy cho Thuỵ Điển, trong khi các tỉnh cũ của Na Uy là Iceland, Greenland và Quần đảo Faroe vẫn tiếp tục thuộc về triều đình Đan Mạch. Na Uy lợi dụng cơ hội này để tuyên bố độc lập, chấp nhận một hiến Pháp dựa trên mô hình hiến Pháp Mỹ và Pháp, và bầu vị thái tử người Đan Mạch Christian Fredrik lên làm vua ngày 17 tháng 5 năm 1814. Tuy nhiên, quân đội Thuỵ Điển đã buộc Na Uy phải gia nhập một liên minh cá nhân với Thuỵ Điển, lập ra triều đại Bernadotte nắm quyền cai trị Na Uy. Theo thoả thuận này, Na Uy giữ hiến Pháp tự do và các định chế độc lập của mình, ngoại trừ quan hệ đối ngoại. Xem thêm Na Uy năm 1814.

Giai đoạn này cũng chứng kiến sự nổi lên của phong trào văn hoá Chủ nghĩa quốc gia lãng mạn Na Uy, khi người Na Uy tìm cách định nghĩa và thể hiện một bản sắc quốc gia riêng biệt. Phong trào này liên quan tới mọi nhánh văn hoá, gồm cả văn học (Henrik Wergeland, Bjørnstjerne Bjørnson, Peter Christen Asbjørnsen, Jørgen Moe, Henrik Ibsen), hội hoạ (Hans Gude, Adolph Tidemand), âm nhạc (Edvard Grieg), và thậm chí trong cả chính sách ngôn ngữ, những nỗ lực nhằm xác định một ngôn ngữ viết bản xứ cho Na Uy đã dẫn tới các hình thức ngôn ngữ viết chính thức hiện nay cho Tiếng Na Uy: Bokmål và Nynorsk.

Christian Michelsen, một ông trùm ngành tàu bè và là một chính khách, đã làm Thủ tướng Na Uy từ năm 1905 tới năm 1907. Michelsen nổi tiếng nhất về vai trò quan trọng của ông trong cuộc ly khai hoà bình của Na Uy với Thuỵ Điển ngày 7 tháng 7 năm 1905. Sự bất mãn ngày càng tăng của Na Uy về liên minh với Thuỵ Điển hồi cuối thế kỷ 19 cộng với chủ nghĩa quốc gia đã thúc đẩy nhanh sự tan rã của liên minh. Sau một cuộc trưng cầu dân ý xác định sự ưa chuộng của người dân với chế độ quân chủ hơn một nền cộng hoà, chính phủ Na Uy đã đề xuất trao ngôi báu Na Uy cho Hoàng tử Đan Mạch Carl và Nghị viện đã nhất trí bầu ông. Ông lấy tên Haakon VII, theo các vị vua khi Na Uy độc lập thời Trung Cổ. Năm 1898, tất cả mọi nam giới đều được trao quyền bầu cử, sau đó phụ nữ năm 1913.

Trong Thế chiến I, Na Uy là một nước trung lập. Na Uy cũng tìm cách tuyên bố trung lập trong Thế chiến II, nhưng đã bị các lực lượng Đức xâm lược Na Uy ngày 9 tháng 4 năm 1940. Na Uy không hề chuẩn bị trước cho một cuộc tấn công bất ngờ như vậy của Đức, nhưng các cuộc kháng cự quân sự vẫn diễn ra trong hai tháng, lâu hơn bất kỳ một quốc gia nào khác bị người Đức xâm lược, ngoại trừ Liên bang Xô viết. Trong Chiến dịch Na Uy, Kriegsmarine mất nhiều tàu chiến kể cả chiếc tuần dương hạm Blücher. Những trận chiến Vinjesvingen và Hegra đã trở thành những cứ điểm kháng cự cuối cùng của người Na Uy ở phía nam nước này vào tháng 5, trong khi các lực lượng vũ trang ở phía bắc tung ra các cuộc tấn công vào các lực lượng Đức trong Các trận đánh Narvik, cho tới khi họ buộc phải đầu hàng ngày 10 tháng 6 sau khi mất sự hỗ trợ của Đồng Minh đi cùng sự thất trận của nước Pháp. Vua Haakon và chính phủ Na Uy tiếp tục cuộc chiến trong hoàn cảnh tị nạn tại Rotherhithe, Luân Đôn. Vào ngày cuộc xâm lược diễn ra, vị đồng lãnh đạo của Đảng Quốc gia-Xã hội nhỏ Nasjonal Samling — Vidkun Quisling — đã tìm cách lên nắm quyền lực, nhưng đã bị quân chiếm đóng Đức gạt ra rìa. Quyền lực thực sự nằm trong tay chính quyền chiếm đóng Đức, Reichskommissar Josef Terboven. Quisling, với tư cách bộ trưởng tổng thống, sau này đã thành lập một chính phủ liên minh dưới sự quản lý của Đức. Các cơ sở tại Na Uy đã chế tạo nước nặng, một nguyên liệu chủ chốt chế tạo vũ khí hạt nhân, và cuối cùng đã bị người Đức bỏ lại sau nhiều nỗ lực phá huỷ cơ sở Vemork của người Na Uy, người Anh và người Mỹ. Trong những năm chiếm đóng của Phát xít, người Na Uy đã xây dựng một phong trào kháng chiến mạnh chống lại các lực lượng chiếm đóng Đức bằng cả chiến tranh vũ trang và bất tuân dân sự. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng hơn với Đồng Minh, là vai trò của hải quân thương mại Na Uy. Ở thời điểm xảy ra cuộc xâm lược, Na Uy có hạm đội tàu biển thương mại đứng hàng thứ tư thế giới (cũng như có tốc độ nhanh nhất và hiệu quả nhất). Công ty tàu biển Na Uy Nortraship đã nằm dưới sự điều khiển của Đồng Minh trong suốt cuộc chiến và tham gia vào mọi chiến dịch từ việc sơ tán Dunkirk tới cuộc đổ bộ vào Normandy.

Sau cuộc chiến, những thành viên đảng Dân chủ Xã hội lên nắm quyền và lãnh đạo quốc gia trong hầu hết thời gian cuộc chiến tranh lạnh. Na Uy đã gia nhập NATO năm 1949, và trở thành một đồng minh thân cận của Hoa Kỳ. Hai cuộc trưng cầu dân ý nhằm gia nhập Liên minh Châu Âu (được gọi là Cộng đồng Châu Âu năm 1972) đã thất bại với tỷ số mong manh năm 1972 và 1994. Những nguồn dự trữ dầu mỏ và khí gas lớn đã được khám phá trong thập niên 1960, dẫn tới sự bùng nổ kinh tế sau đó.

Na Uy gồm phần phía tây của Scandinavia ở Bắc Âu. Bờ biển lởm chởm, bị chia cắt bởi nhiều vịnh hẹp (fjord) và khoảng 50.000 hòn đảo, trải dài hơn 2.500 km. Na Uy có 2.542 km đường biên giới trên bộ chung với Thuỵ Điển, Phần Lan, và Nga ở phía đông. Từ phía tây tới phía nam, Na Uy giáp với Biển Na Uy, Biển Bắc, và Skagerak. Biển Barents nằm ở các bờ biển phía bắc Na Uy..

Với diện tích 385.155 km² (gồm cả Jan Mayen, Svalbard), Na Uy hơi lớn hơn Đức, nhưng đa phần lãnh thổ là núi non hay vùng đất cao, với sự đa dạng lớn về địa hình tự nhiên do các dòng sông băng thời tiền sử gây nên. Đặc điểm đáng chú ý nhất là các vịnh hẹp: Những rãnh sâu cắt vào đất liền của biển sau sự chấm dứt của Thời kỳ băng hà, vịnh dài nhất là Sognefjorden. Na Uy cũng có nhiều sông băng và thác nước.

Phong cảnh đặc trưng phía tây Na Uy với làng (GeIranger)Đất đai chủ yếu gồm đá granite cứng và đá gneiss nhưng, đá acđoa, sa thạc và đá vôi cũng thường thấy, và ở những khu vực có độ cao thấp nhất thường có trầm tích biển. Vì Gulf Stream những cơn gió tây, Na Uy có nhiệt độ ấm và lượng mưa lớn hơn ở các vùng có vĩ độ bắc như vậy, đặc biệt dọc theo bờ biển. Lục địa có bốn mùa riêng biệt, với mùa đông lạnh và ít mưa hơn trong đất liền. Vùgn cực bắc chủ yếu có khí hậu cận Bắc Cực biển, trong khi Svalbard có khí hậu tundra Bắc Cực.

Có sự khác biệt theo mùa lớn trong ngày. Tại các vùng phía bắc Vòng Bắc Cực, mặt trời mùa hè có thể không bao giờ xuống dưới đường chân trời, vì thế Na Uy được miêu tả là "Vùng đất của Mặt trời lúc nửa đêm." Trong mùa hè, người dân ở phía nam Vòng Bắc Cực có ánh sáng mặt trời trong vòng gần 20 giờ trong ngày.

Na Uy là quốc gia được thiên nhiên ưu ái với các cảnh đẹp nổi tiếng khắp năm châu, các bờ biển trải dài ngoạn mục, nhiều hòn đảo, công viên quốc gia, các vịnh đẹp hay hiện tượng quang phổ tuyệt đẹp ở Na Uy. Tuy vậy, điểm nổi bật nhất ở Na Uy là đất nước này có rất nhiều di sản thế giới được công nhận.

Na Uy là quốc gia được thiên nhiên ưu ái với các cảnh đẹp nổi tiếng khắp năm châu, các bờ biển trải dài ngoạn mục, nhiều hòn đảo, công viên quốc gia, các vịnh đẹp hay hiện tượng quang phổ tuyệt đẹp ở Na Uy. Tuy vậy, điểm nổi bật nhất ở Na Uy là đất nước này có rất nhiều di sản thế giới được công nhận.

Những hình khắc trên đá ở Alta Các hình khắc trên đá ở Alta là một di chỉ khảo cổ ở Na Uy đã được UNESCO đưa vào danh sách Di sản thế giới năm 1985 vì có “giá trị lớn lao về mặt khảo cổ”. Đây là di chỉ khảo cổ thời tiền sử duy nhất của Na Uy được UNESCO đưa vào danh sách Di sản thế giới. Các hình khắc trên đá ở Alta được tìm thấy lần đầu ngay trước lễ Chúa Thánh thần hiện xuống trong tháng 6 năm 1973 trên hai bờ vịnh hẹp Altafjord. Người đầu tiên phát hiện ra một hình khắc tuần lộc ở bờ phía đông vịnh hẹp là Isak Balandin, sau một chuyến đi đánh cá cùng với người con trai. Ngày nay người ta đếm được trên 5.000 hình. Các hình này được khắc trên khoảng 60 vách đá tại 5 nơi khác nhau: Hjemmeluft, Storsteinen, Amtmannsnes, Kafjord và Transfarelvdalen. Hình khắc ở Alta đã được chạm khắc trong khoảng thời gian từ năm 4.200 tới khoảng năm 500 trước Công nguyên. Một số nhà nghiên cứu cho rằng một số hình vẫn được khắc tiếp tục cho tới thế kỷ 6 sau Công nguyên. Vòng cung trắc đạc Struve Vòng cung trắc đạc Struve là một chuỗi các trạm trắc đạc tam giác kéo dài từ Hammerfest ở Na Uy tới Biển Đen, chuỗi các trạm này được nhà khoa học Nga gốc Đức là Friedrich Georg Wilhelm von Struve thành lập và sử dụng trong các năm từ 1816 tới 1855 để thiết lập kích thước và hình dạng chính xác của trái đất, Struve trải dài qua 10 quốc gia với độ dài trên 2.820 km. Vào thời gian đó, chuỗi này chỉ chạy qua các quốc gia là: Thuỵ Điển và Na Uy và Nga. Năm 2005, chuỗi trắc đạt này đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Bến tàu Bryggen ở Bergen Khu Bryggen đã được UNESCO đưa vào danh sách các Di sản thế giới từ năm 1979 gồm 61 ngôi nhà được bảo tồn. Bryggen (nghĩa là bến tàu) là một khu gồm một loạt nhà của Liên minh thương mại Hanse, nằm ở bờ phía Đông của vịnh hẹp, dẫn vào thành phố Bergen, Na Uy. Trong quá trình phát triển, thành phố Bergen đã phải hứng chịu nhiều trận hoả hoạn, vì phần lớn các ngôi nhà ở đây đều làm bằng gỗ, rất dễ bắt lửa. Khu Bryggen cũng phải chịu chung số phận. Ngày nay chỉ còn khoảng 25% nhà còn sót lại sau năm 1702, năm xảy ra một vụ hoả hoạn rất lớn khiến các nhà kho và nhà của thương gia bị thiêu rụi. Quần đảo Vega Vega là đảo, đồng thời cũng là tên một quần đảo và là một xã ở hạt Nordland, Na Uy, diện tích khoảng 163 km². Quần đảo này gồm có 6.500 đảo lớn nhỏ. Ngoài đảo chính Vega đã có người cư ngụ từ thời đại đồ đá, cách nay khoảng 10.000 năm và là nơi có người cư ngụ lâu đời nhất ở Bắc Na Uy, các đảo khác cũng có người cư ngụ là Ylvingen, Omny, Lnan và Skogsholmen. Năm 2004, toàn bộ cảnh quan, văn hoá của quần đảo Vega đã được UNESCO công nhận và đưa vào danh sách Di sản thế giới. Vịnh Geirangerfjord Geirangerfjord là một vịnh hẹp ở vùng Sunnmre, nằm ở phần cực nam Na Uy. Đây được coi là vịnh nổi tiếng nhất ở Na Uy và là vịnh đẹp nhất thế giới. Vịnh này dài khoảng 15 km, là một nhánh của vịnh Storfjord (Vịnh hẹp lớn). Cuối vịnh hẹp này là làng nhỏ Geiranger. Chỗ sâu nhất của vịnh hẹp này là 233m, quãng ở phía Tây nông trại Syltevik. Vịnh hẹp này là một trong số các nơi được du khách ưa chuộng nhất Na Uy, và từ năm 2005 - cùng với vịnh hẹp Niryfjord - vịnh hẹp Geirangerfjord đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới; tuy nhiên danh hiệu này hiện có nguy cơ bị tước bỏ vì các kế hoạch gây tranh cãi về việc lập đập thuỷ điện ngang qua vịnh. Vịnh hẹp Niryfjord Niryfjord là một vịnh hẹp khoét sâu vào đất liền ở miền Tây Nam Na Uy. Vịnh hẹp này dài khoảng 19 km nhiều nơi chỉ rộng khoảng 250m, trong khi khu vực cửa vịnh rộng tới 1.800 m, và là một nhánh của vịnh hẹp Aurlandsfjord. Vịnh hẹp Aurlandsfjord lại là nhánh của vịnh hẹp Sognefjord. Niryfjord kéo dài tới làng nhỏ Gudvangen. Bên bờ vịnh bên kia là làng nhỏ Bakka, đối diện với làng Gudvangen. Bên bờ vịnh hẹp này cũng có một làng nhỏ bỏ hoang khác là làng Dyrdal và hai nông trại Styvi, Tufto. Ngày 14.7.2005, Niryfjord đã được UNESCO đưa vào danh sách Di sản thế giới cùng với vịnh hẹp Geirangerfjord.